Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng
Theo khảo sát giá trực tuyến ngày 8/9, lúc 7h00 (giờ Việt Nam), giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 tăng 20 USD/tấn ở mức 2.102 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 28 USD/tấn ở mức 2.069 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 0,95 cent/lb ở mức 193,95 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 0,95 cent/lb ở mức 196,65 cent/lb.
USDX đang trong xu hướng tiêu cực vì hậu quả của cơn bão Ida khiến một số bang ở Mỹ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, trong khi con số lây nhiễm covid-19 biến chủng mới vẫn không ngừng gia tăng khiến nền kinh tế Mỹ chững lại đà tăng.
Giá cà phê Robusta tiếp nối đà tăng từ mối lo nguồn cung chậm trễ vì dịch bệnh và lĩnh vực hậu cần vẫn còn nguyên. Một số nhà phân tích cho rằng sức tăng chỉ để nhằm bù đắp giá cước vận tải biển trong ngắn hạn. Thị trường London hôm qua đã vượt mốc 2.100 USD/tấn, lên mức cao nhất 4 năm trở lại đây.
Giá cà phê tuần này sẽ còn chờ đợi thông tin phiên họp chính sách quan trọng của Fed, bàn về giải pháp giảm bớt kích thích kinh tế và nâng lãi suất USD. Tiếp tục là tác nhân lớn là tình hình thời tiết tại Brazil.
Sau khi trở lại từ ngày nghỉ lễ Lao Động Mỹ, sàn New York chứng kiến đà tăng mạnh ngay đầu phiên. Nhưng sau đó biến động khá mạnh để kết thúc phiên chỉ tăng nhẹ. Giá Arabica tăng do ảnh hưởng thông tin từ số liệu xuất khẩu cà phê tháng 8/2021 vừa được công bố. Theo đó, Hiệp hội cà phê Colombia thông báo sản lượng cà phê của nước này giảm đến 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, thông tin về tình hình thời tiết tại Brazil cũng ảnh hưởng tới giá cà phê Arabica. Lo ngại những cuộc biểu tình của các phe phái chính trị tại quốc gia này đã đẩy giá Arabica tăng.
Theo các chuyên gia, hiện cả 2 sàn giao dịch cà phê thế giới đều bước vào vùng quá mua, nên nhiều khả năng sẽ có đợt điều chỉnh giảm.
Giá trong nước đi ngang
Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.300 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk , cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai, giá tại Pleiku là 40.1000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông , dao động ở ngưỡng 40.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum , dao động ở mức 40.100 đồng/kg
Riêng giá cà phê giao tại cảng TP HCM , dao động ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
39,400 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
39,400 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
39,300 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
40.300 |
0 |
Buôn Hồ (Robusta) |
40.200 |
0 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
40,100 |
0 |
Ia Grai (Robusta) |
40,100 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
40,100 |
0 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40.100 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
41,500 |
0 |
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, ước tính xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 105 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 11,9% về trị giá so với tháng 7/2021, nhưng so với tháng 8/2020 tăng 4,8% về lượng và tăng 12,3%.
Tính chung 8 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,07 triệu tấn, trị giá 1,99 tỷ USD, giảm 6,9% về lượng, nhưng tăng 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 8/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 1.971 USD/tấn, tăng 2,6% so với tháng 7/2021 và tăng 7,1% so với tháng 8/2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.071 USD/tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Đối với ngàn sản xuất cà phê trong nước, các chuyên gia lưu ý, nên chăng cần một kế hoạch giải vây khó khăn cho ngành cà phê nói riêng, nông sản nói chung, trước khi xuất hiện làn sóng bán ra do nông dân lâu ngày không bán được hàng, vào kỳ thu hoạch vụ mới 2021 - 2022 và các nhà xuất khẩu cần tiền trang trải cho kế hoạch sản xuất sắp tới.
Chi phí sản xuất cà phê tăng mạnh, như phân bón có loại tăng 70% - 80%, hao hụt sau thu hoạch tăng do thiếu nhân công vì giãn cách xã hội… Giới chuyên gia cảnh báo, cần tìm mọi biện pháp có thể để giảm chi phí và phí, bằng không, mặt hàng cà phê lại nhờ “giải cứu” như nhiều mặt hàng nông sản khác. Lúc này thiệt hại không chỉ trong kim ngạch xuất khẩu cà phê năm nay, mà còn cho tương lai cả ngành hàng quan trọng này trong thời gian trước mắt và lâu dài.