Giá cà phê hôm nay 9/9: Giá thế giới bất ngờ quay đầu sụt giảm, trong nước giảm 300 đồng/kg

(VOH)-Giá cà phê ngày 9/9 quay đầu lao dốc trên thị trường thế giới, xuất khẩu robusta giảm sâu tại phần lớn các thị trường. Giá trong nước giảm 300 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới đồng loạt quay đầu lao dốc

Theo khảo sát giá trực tuyến ngày 9/9, lúc 6h40 (giờ Việt Nam), giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 quay đầu giảm 24 USD/tấn về mức 2.078USD/tấn, giao tháng 1/2022  gỉảm 20 USD/tấn về  mức 2.049 USD/tấn.

Giá cà phê hôm nay 9/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Tương tự, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 cũng giảm 3,75 cent/lb ở mức 190,2 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm mạnh 3,75 cent/lb về  mức 192,9 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 9/9: Bất ngờ quay đầu sụt giảm trên cả hai sàn do xuất khẩu giảm sâu 2
Giá cà phê hôm nay 9/9: Bất ngờ quay đầu sụt giảm trên cả hai sàn do xuất khẩu giảm sâu 3

Giá cà phê robusta quay đầu giảm khá sâu, sau khi tăng vượt mốc 2.100 USD/tấn, lên mức cao nhất 4 năm qua trong phiên liền trước. Trong khi đó, thị trường London không chỉ duy trì cấu trúc giá đảo mà còn nới rộng khoảng cách ở các kỳ hạn gần, nhằm thu hút lượng hàng hóa đăng ký đấu giá nhanh hơn nữa.

Giá cà phê arabica cũng theo chân giảm sâu, sau dự báo về lượng mưa dồi dào khởi đầu mưa mùa Xuân - mùa ra hoa của cây cà phê Conilon Robusta ở vùng thấp, kể từ tuần sau.

Phiên giảm mạnh hôm nay nhiều khả năng nằm trong đợt điều chỉnh giảm, theo dự báo của các chuyên gia, bởi cả hai sàn giao dịch cà phê thế giới đều đã bước vào vùng quá mua.

Hiệp hội cà phê Colombia thông báo sản lượng cà phê của nước này giảm đến 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, thông tin về tình hình thời tiết tại Brazil ảnh hưởng tới giá cà phê arabica, lo ngại những cuộc biểu tình của các phe phái chính trị tại quốc gia này đã đẩy giá arabica tăng.

Nhu cầu tiêu thụ cà phê của Anh tăng từ 70 triệu cốc mỗi ngày vào năm 2008, lên 95 triệu cốc mỗi ngày vào năm 2018, trong đó có 65% được tiêu thụ tại nhà, 25% tại nơi làm việc hoặc ở trường học, và 10% được uống tại các cửa hàng, quán bar và nhà hàng.

Về quy mô thị trường, tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Anh tương đối thấp, ở mức 2,9 kg/người/ năm. Con số này thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5,2 kg/người/năm của Liên minh châu Âu.

Nhập khẩu cà phê của Anh giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ phân khúc cà phê ngoài gia đình. Về dài hạn, nhập khẩu cà phê của Anh sẽ tăng trở lại.

Phân khúc cà phê cửa hàng được coi là một trong những lĩnh vực có khả năng phục hồi tốt nhất hậu COVID-19, với mức tăng trưởng bình quân dự kiến là 2,4% trong giai đoạn 2020 – 2024.

Hiện việc tiêu thụ cà phê tại nhà vẫn bị chi phối chủ yếu bởi việc bán cà phê hòa tan, cà phê vỏ và cà phê xay. Xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi thế hệ trẻ, những người ngày càng quan tâm đến cà phê chất lượng cao hơn.

Năm 2020, Anh nhập khẩu cà phê từ thị trường Việt Nam với trị giá gần 1 tỷ USD nhưng đây là thị trường có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước.

Do vậy, nhằm xuất khẩu cà phê sang Anh ổn định, các chuyên gia khuyến nghị, ngành cà phê Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường này.

Để làm được điều đó, các doanh nghiệp thực hành sản xuất theo GlobalGAP vì đây là một trong những điều kiện tiên quyết để nông phẩm Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường cao cấp.

Hơn nữa, sản phẩm xuất khẩu phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Anh cũng như cần có chiến lược phù hợp để thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài tại thị trường tiềm năng này.

Giá trong nước giảm 300 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay điều chỉnh giảm 300 đồng/kg sau khi đã nhích nhẹ vào hôm qua, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.000 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 300 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg, giá tại Pleiku là 39.9000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông củng giảm 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 39.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng giảm 300 đồng/kg, dao động ở  mức 39.900 đồng/kg

Riêng giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 300 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  41.200 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,100

-300

Lâm Hà (Robusta)

39,100

              -300

 Di Linh (Robusta)

39,000

-300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.000

             -300

Buôn Hồ (Robusta)

39.900

-300

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39,900

-300

Ia Grai (Robusta)

39,900

-300

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

39,900

-300

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39.900

-300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,200

             -300

Việc giãn cách xã hội đã khiến nguồn cung cà phê Robusta giảm mạnh. Thêm vào đó giá cước vận tải biển đang ở mức cao ngất ngưởng càng khiến thị trường cà phê nóng hơn.

Sau khi trở lại từ ngày nghỉ lễ Lao Động Mỹ, sàn New York chứng kiến đà tăng mạnh ngay đầu phiên. Nhưng sau đó biến động khá mạnh để kết thúc phiên chỉ tăng nhẹ.

Thị trường cà phê trong nước cũng đang phải chờ đợi những tín hiệu tích cực trong quá trình phòng ngừa dịch bệnh để đời sống sản xuất sớm được trở lại bình thường.

Theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 8/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 1.971 USD/tấn, tăng 2,6% so với tháng 7/2021 và tăng 7,1% so với tháng 8/2020. Lũy kế trong 8 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.071 USD/tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Xét về chủng loại, xuất khẩu cà phê robusta trong tháng 7/2021 tăng 15,8% về lượng và tăng 32,3% về trị giá so với tháng 7/2020. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê robusta giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 1,0% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang hầu hết các thị trường giảm mạnh so với cùng kỳ, như Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha và Bỉ. Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang một số thị trường tăng, như Nga, Trung Quốc, Ai Cập và Indonesia.