Giá cà phê ngày 1/4: Giá trong nước giảm 200 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 1/4 đồng loạt giảm 200 đồng/kg. Arabica đảo chiều tăng, Robusta ở mức thấp nhất 20 ngày qua.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở  mức 31.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 32.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 32.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 200 đồng/kg, giá tại Pleiku là 32.000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 400 đồng/kg, dao động ở mức 32.200 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 300 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  33.900 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.426 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

31,300

-200

Lâm Hà (Robusta)

31,300

-200

 Di Linh (Robusta)

31,200

-200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

32.300

-100

Buôn Hồ (Robusta)

32.100

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

32,000

-200

Ia Grai (Robusta)

32,000

-200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

32,000

-200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

32.000

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

33,700

-200

Giá cà phê hôm nay 1/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Hiện năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, trung bình 2,6 tấn/ha nhân đối với cà phê robusta và 1,4 tấn /ha nhân đối với cà phê arabica. Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững; đứng thứ 2 về xuất khẩu và chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu.

Ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam cho biết, thị trường cà phê đã trải qua chu kỳ giảm giá 4 năm liên tiếp. Với việc sản lượng cà phê toàn cầu và Việt Nam đang có xu hướng giảm như hiện nay, giá cà phê có thể phục hồi trong năm 2021.

Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 3 đạt khoảng 145.000 tấn, giảm 21,10% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm nay lên đạt 428.000 tấn, giảm 17% so với xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020. Nguyên nhân sụt giảm được cho là đã có sự kháng giá tại thị trường nội địa do giá kỳ hạn tại London suy yếu kéo dài và sự cạnh tranh khá gay gắt của cà phê Conilon Robusta của Brasil đang chiếm số lượng lớn tại sàn với mức giá mềm hơn.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Hầu hết các thị trường đã có màu xanh sau khi gói chi tiêu “khổng lồ” được Tổng thống Mỹ công bố, nhưng giá cà phê Robusta gặp bất lợi do mức ký quỹ được sàn London nâng lên buộc các bộ phận đầu cơ phải bán bớt để duy trì vị thế kinh doanh…

Giá cà phê ngày 1/4: Giá trong nước giảm 200 đồng/kg, giá Robusta ở mức thấp nhất 20 ngày qua 2
Giá cà phê ngày 1/4: Giá trong nước giảm 200 đồng/kg, giá Robusta ở mức thấp nhất 20 ngày qua 3

Mở cửa phiên giao dịch ngày 1/4 giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm thêm 6 USD, xuống 1.342 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm thêm 7 USD, còn 1.366 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 0,9 cent, lên 123,5 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 0,75 cent, lên 125,4 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais tăng mạnh 2,24 %, tỷ giá ở mức 1 USD = 5,6290 Reais sau sự điều chỉnh gói ngân sách năm 2021 của Chính phủ Brasil. Trong khi gói chi tiêu “khổng lồ” trị giá 2,25 ngàn tỷ USD của Tổng thống Mỹ vừa đưa ra đã giúp USDX mạnh trở lại và hầu hết các sàn hàng hóa, chứng khoán lấy lại màu xanh.

Tuy nhiên, giá cà phê Robusta không giữ được sức tăng khi sàn London thông báo nâng mức ký quỹ khiến nhiều bộ phận đầu cơ phải bán bớt để điều chỉnh vị thế kinh doanh.

Trong giai đoạn từ 2020 - 2024, thị trường cà phê pha lạnh toàn cầu dự báo sẽ được thúc đẩy bởi sự ra mắt của nhiều sản phẩm mới với tần suất ngày càng nhiều.

Bên cạnh đó, nhu cầu tăng cao đối với nhãn hiệu riêng và nguồn gốc hữu cơ sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường cà phê này.

Nhu cầu đối với cà phê pha lạnh arabica được dự đoán sẽ đạt mức tối đa do sự phổ biến của các cửa hàng bán lẻ có tổ chức.

Technavio, công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ hàng đầu thế giới, ước tính, phân khúc cà phê pha lạnh toàn cầu sẽ tăng 1,119 tỷ USD, đạt tốc độ CAGR là gần 28% trong giai đoạn dự báo.

Trong năm 2019, 60% tăng trưởng của thị trường cà phê pha lạnh bắt nguồn từ Bắc Mỹ. Sở thích tiêu thụ cà phê ở Mỹ và Canada đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường ở khu vực này.

Trong đó, Mỹ là thị trường trọng điểm nhất với tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường ở các khu vực khác, theo trang PR Newswire.