Chờ...

Giá cà phê ngày 1/6: Giá thế giới bật tăng mạnh, trong nước đứng yên

(VOH) - Giá cà phê ngày 1/6 đi ngang tại các tỉnh Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới  tăng và bước vào vùng quá mua.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 34.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 33.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 33.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 33.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng ổn định, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 34.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 34.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai không đổi, giá tại Pleiku là 33.600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 33.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng đứng giá, dao động ở ngưỡng 34.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum ổn định, dao động ở  mức 34.200 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang, dao động ở  ngưỡng  35.800 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

33,400

0

Lâm Hà (Robusta)

33,400

0

 Di Linh (Robusta)

33,300

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

34.600

0

Buôn Hồ (Robusta)

34.400

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

34,300

0

Ia Grai (Robusta)

34,300

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

34,300

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

34.200

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

35,800

0

Giá tiêu hôm nay 1/6/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê có một tháng 5 vượt ngoài mọi mong đợi. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu và hàng thực trong nước vẫn bước những bước rất chậm. Bên bán muốn bán, bên mua chưa cần mua. Nhưng tuần qua, với cú tăng mạnh, một số khách mua lớn đã bắt đầu dò giá.

Thị trường cà phê trong mấy ngày giá tăng vẫn tỏ ra lúng túng, liệu nên bán với hợp đồng lớn hay chưa. Người mua yêu cầu hàng giao ngay thì trả giá cộng 20 Usd/tấn Fob, nhưng người bán không thể cân đối được đầu vào và đầu ra. Người mua chấp nhận hàng giao xa thì trả giá thấp hơn giá niêm yết sàn London, nhưng yêu cầu người bán không được quyền chốt giá sớm.

Như vậy, kinh doanh hàng xuất khẩu chưa kiếm được đường thông, không chỉ thiếu tàu bè mà tắc luôn đường giá, chưa thoát khỏi các ràng buộc với sàn kỳ hạn.

Với các phân tích trên, chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định có thể nói rằng giá cà phê nội địa đang còn xa thực tế với thị trường xuất khẩu. Nhưng cũng nhờ vậy mà giá cà phê nội địa luôn được giữ vững ở mức cao. Dự kiến giá cà phê loại 2, tối đa 5% đen vỡ tuần này dao động trong vùng 34 – 35,5 triệu đồng/tấn.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 6 tháng đầu niên vụ ước đạt 11 triệu bao, giảm 13%. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đầu giảm, như: Đức giảm 23,3%, Italy giảm 18,5% và Mỹ giảm 17,9% do dịch Covid-19 và nhất là tình trạng thiếu container rỗng và cước tàu cao.

Theo các nhà quan sát, sự kháng giá tại thị trường nội địa Việt Nam vẫn còn khá mạnh, trong khi niên vụ cà phê 2020/2021 chỉ còn 4 tháng xuất khẩu. USDA dự báo tồn kho mang sang niên vụ mới 2021/2022 ước khoảng 7,23 triệu bao Robusta, do Việt Nam xuất khẩu khá chậm vì sức tiêu thụ toàn cầu sụt giảm, cước vận tải biển tăng cao trong mùa đại dịch.

Giá cà phê thế giới tăng

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2021 tăng 66 USD/tấn ở mức 1.583 USD/tấn, giao tháng 9/2021 tăng 67 USD/tấn ở mức 1.605 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2021 tăng 7 cent/lb ở mức 162,35 cent/lb, giao tháng 9/2021 tăng 7 cent/lb ở mức 164,3 cent/lb.

Giá cà phê ngày 1/6: Giá thế giới bật tăng mạnh, trong nước đứng yên 2
Giá cà phê ngày 1/6: Giá thế giới bật tăng mạnh, trong nước đứng yên 3

Trong hai tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Bồ Đào Nha đạt 5.729 USD/tấn, tăng 57,1% so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Bồ Đào Nha tăng từ các thị trường Tây Ban Nha, Việt Nam và Pháp, nhưng giảm từ Brazil và Cameroon.

Trong hai tháng này, Bồ Đào Nha tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường nội khối như Tây Ban Nha, Pháp, nhưng giảm nhập khẩu từ các thị trường ngoại khối Việt Nam, Brazil và Cameroon.

Số liệu thống kê cho thấy, Bồ Đào Nha nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2021 đạt 2,8 nghìn tấn, trị giá 1,83 triệu USD, giảm 38% về lượng và giảm 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Bồ Đào Nha chiếm 20,57% trong hai tháng đầu năm 2021, thấp hơn so với 24,95% trong hai tháng đầu năm 2020.