Giá cà phê ngày 15/3/2021: Đứng giá sau nhiều phiên biến động

(VOH) - Giá cà phê ngày 15/3 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Dự báo giá thế giới  tiếp tục xu thế tăng, Robusta sẽ chinh phục mốc 1.425 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở  mức 31.800 đồng/kg, tại Di Linh ở  ngưỡng 31.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng ổn định, cụ thể tại tại Cư M'gar tăng ở mức 32.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  tăng nhẹ 100 đồng/kg ghi nhận ở  mức 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai đứng giá, giá tại Pleiku là 32.500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng ổn định, dao động ở ngưỡng 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng đi ngang ở  mức 32.400 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  không đổi , ở ngưỡng  33.800 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

31,800

0

— Lâm Hà (Robusta)

31,800

0

— Di Linh (Robusta)

31,700

0

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

32.800

0

— Buôn Hồ (Robusta)

32.700

+100

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

32,500

0

_ Ia Grai (Robusta)

32,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

32,500

0

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

32.500

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

33,900

0

Giá cà phê hôm nay 15/3/2021
Ảnh minh họa: internet

Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, thị trường giao dịch cà phê trong nước khá trầm lắng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Mặc dù vậy, giá cà phê robusta trong nước vẫn tăng theo giá cà phê toàn cầu.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết ngày 19/2, giá cà phê tăng từ 0,3 – 1,0% so với ngày 8/2, lên mức cao nhất là 32.100 đồng/kg tại huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk; mức thấp nhất là 31.300 đồng/kg tại huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê robusta loại R1 tăng 300 đồng/ kg (tăng 0,9%) so với ngày 8/2, lên mức 33.400 đồng/kg.

Hiện năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, trung bình 2,6 tấn/ha nhân đối với cà phê robusta và 1,4 tấn /ha nhân đối với cà phê arabica. Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững; đứng thứ 2 về xuất khẩu và chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu.

Giữa tháng 2, giá cà phê toàn cầu tăng do nhu cầu tăng, nguồn cung hạn chế. Thị trường Bra-xin giảm bán do kỳ nghỉ lễ Carnival và sắp tới thời điểm đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 3.

Trong khi đó, Việt Nam bắt đầu quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, tuy nhiên dịch COVID-19 lây lan đã làm chậm quá trình lưu thông hàng hóa. Giá cà phê được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi kinh tế Mỹ có tín hiệu khả quan. Bên cạnh đó, thời tiết giá lạnh khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà của Mỹ tăng cao.

Ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam cho biết, thị trường cà phê đã trải qua chu kỳ giảm giá 4 năm liên tiếp. Với việc sản lượng cà phê toàn cầu và Việt Nam đang có xu hướng giảm như hiện nay, giá cà phê có thể phục hồi trong năm 2021.

Nhu cầu đối với phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu cũng tăng do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Giá cà phê thế giới tăng

Giá cà phê ngày 15/3/2021: Đứng giá sau nhiều phiên biến động 2
Giá cà phê ngày 15/3/2021: Đứng giá sau nhiều phiên biến động 3

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng tất cả 22 USD, tức tăng 1,59 %, lên 1.403 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 27 USD, tức tăng 1,93 %, lên 1.427 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Trái lại, thị trường New York có tất cả 5 phiên tăng. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng tất cả 4,15 cent, tức tăng 3,22 %, lên 133 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 4,10 cent, tức tăng 3,13 %, lên 134,95 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Giá cà phê Arabica hồi phục trở lại do nổi lo sản lượng vụ mùa sắp tới của Brasil sụt giảm như nhiều dự báo, cho dù gói tài trợ 1,9 ngàn tỷ USD đã được tổng thống Mỹ ban hành nhưng đồng Reais suy yếu trở lại đã hỗ trợ người Brasil đẩy mạnh bán ra. Trong khi giá cà phê Robusta cũng lấy lại đà tăng phần nào nhưng suy đoán sản lượng Conilon Robusta của Brasil vụ sắp tới được mùa và những bất ổn hậu Brexit đã không hỗ trợ giá tăng. Ngân hàng Trung ương châu Âu (EBC) khẳng định quan điểm sẽ không mở rộng các gói kích thích kinh tế như ở Mỹ do lo ngại không kiềm chế được lạm phát gia tăng trong khu vực Eurozone.

Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ ​​thị trường cà phê Arabica ở New York cho thấy, tính đến thứ Ba ngày 02/03, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã tăng vị thế mua ròng thêm 2,43%, lên đăng ký mua ròng ở 36.285 lô, tương đương với 10.286.637 bao. Vị thế mua ròng này rất có thể đã được giảm trở lại sau giai đoạn thương mại có phần tiêu cực hơn kể từ sau đó.

Báo cáo CFTC mới nhất từ ​​thị trường cà phê Robusta tại London cho thấy, tính đến cùng kỳ báo cáo, đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã tăng vị thế mua ròng thêm 144,11% lên đăng ký mua ròng ở 28.473 lô, tương đương với 4.745.500 bao. Vị thế mua ròng này rất có thể đã được giảm trở lại sau giai đoạn thương mại có phần tiêu cực hơn kể từ sau đó.

Tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 08/03 đã giảm thêm 310 tấn, tức giảm 0,21 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 143.910 tấn (tương đương 2.398.500 bao, bao 60 kg).

Trong một diễn biến khác, để đẩy mạnh việc kinh doanh cà phê, Công ty CCL Products (India) Ltd đã nhập khẩu cà phê từ khắp nơi trên thế giới, điển hình như Việt Nam, Indonesia, Colombia, Bờ Biển Ngà và Ethiopia.

Theo ghi nhận, mỗi năm công ty này thu mua tổng cộng 120.000 tấn cà phê. Trong đó, sản lượng cà phê nội địa Ấn Độ chỉ chiếm 10.000 tấn, phần còn lại là từ các nước khác.

Ấn Độ là một quốc gia trồng cà phê nhân lớn thứ 5 thế giới. Trong đó, sản lượng robusta chiếm 70% và arabica chiếm 30%. Trái lại, Brazil trồng chủ yếu là giống arabica với 70%, phần còn lại là robusta.

Hiện tại, Ấn Độ là nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil. Công ty cà phê hàng đầu Ấn Độ CCL Products (India) Ltd hiện đang khai thác nguồn cung từ khu vực thung lũng Araku.

Theo The Hans India, thị trường toàn cầu đang có nhu cầu rất cao đối với cà phê Ấn Độ vì đây là một trong những loại cà phê ngon nhất thế giới.

Cây cà phê Ấn Độ chủ yếu được trồng trong bóng râm, đó là lý do tại sao cà phê Ấn Độ được bán với giá cao hơn 20% so với các sản phẩm tương tự của các quốc gia khác.