Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê ngày 15/4: Vọt tăng 400- 600 đồng/kg do sức mua mạnh

(VOH) - Giá cà phê ngày 15/4 tăng 400-600 đồng/kg tại Tây Nguyên và miền Nam. Giá Arabica ở mức cao nhất trong vòng 1 tháng, Robusta vượt ngưỡng 1.400 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.000 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 32.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 32000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 400 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 33.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 32.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 400 đồng/kg, giá tại Pleiku là 32.800 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.800 đồng/kg.

Riêng giá cà phê tại Kon Tum  tăng 600 đồng/kg, dao động lên mức 32.800 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 400 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  34.300 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.451 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

32,100

+400

Lâm Hà (Robusta)

32,100

+400

 Di Linh (Robusta)

32,000

+400

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

33.100

+400

Buôn Hồ (Robusta)

32.900

+400

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

32,800

+400

Ia Grai (Robusta)

32,800

+400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

32,800

+400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

32.800

+600

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,300

+400

Giá cà phê hôm nay 15/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng khoảng 12,79 triệu bao, giảm 13,88% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước. Sở dĩ xuất khẩu cà phê sụt giảm rất mạnh là do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua và nhất là người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.

Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê, chủ yếu là Robusta, trong tháng 3 đạt 169.624 tấn (khoảng 2,83 triệu bao) tăng 38,10% so với tháng trước. Tuy nhiên lũy kế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 453.010 tấn (khoảng 7,55 triệu bao), giảm 12,20% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê thế giới đồng loạt bật tăng

Đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5 tiếp tục hỗ trợ giá cà phê hồi phục trên cả hai sàn, trong khi sản lượng Brasil vụ mùa mới năm nay giảm mạnh tiếp tục là mối lo của thị trường tiêu dùng toàn cầu…

Giá cà phê ngày 15/4: vọt tăng 400- 600 đồng/kg do sức mua mạnh 2
Giá cà phê ngày 15/4: vọt tăng 400- 600 đồng/kg do sức mua mạnh 3

Mở cửa phiên  giao dịch ngày 15/4, lúc 9h00, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 21 USD, lên 1.365 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 22 USD, lên 1.391 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tăng liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 2,05 cent, lên 132,1 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 2,1 cent, lên 134,05 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais tăng 0,83 %, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,6660 Reais. USDX suy yếu trở lại kéo theo chứng khoán Mỹ sụt giảm.

Brasil bắt đầu thu hoạch cà phê Conilon Robusta và khoảng hai tháng sau là cà phê Arabica theo đúng thời vụ. Dự kiến năm nay sản lượng cà phê Arabica giảm mạnh tới 35%, trong khi Robusta tăng khoảng 11% với tổng sản lượng 52 triệu bao. Citigroup ước tính sẽ dẫn tới toàn cầu thiếu hụt 7,5 triệu bao cà phê Arabica trong niên vụ mới 2021/2022.

Bất chấp những ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cà phê của Brazil - nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và Colombia - nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 thế giới vẫn tăng trưởng khả quan trong quý đầu tiên của năm 2021.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe), xuất khẩu cà phê của nước này trong quý đầu tiên của năm 2021 đạt 11 triệu bao (1 bao = 60 kg), tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica đạt hơn 10 triệu bao, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu cà phê robusta tăng 30,4% lên mức 907,6 nghìn bao.

Trong tháng 3/2021, xuất khẩu cà phê của Brazil đạt 3,4 triệu bao, giảm 1,6% so với với khối lượng cao kỷ lục 3,5 triệu bao của tháng 3/2020.

Tại Colombia, Liên đoàn người trồng cà phê (FNC) công bố số liệu cho thấy, sản lượng cà phê của nước này đã tăng lên mức 1 triệu bao trong tháng 3/2021, tăng 30% so với 806 nghìn bao của cùng kỳ năm 2020.

Cho đến nay (từ tháng 1 đến tháng 3/2021), vụ cà phê của Colombia đã vượt 3,2 triệu bao, tăng 13% so với gần 2,9 triệu bao được sản xuất của quý I/2020.

Trong vụ cà phê hiện tại (tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021), sản lượng cà phê của Colombia đạt gần 7,6 triệu bao, tăng 2% so với 7,4 triệu bao được sản xuất trong mùa vụ trước. Và trong 12 tháng qua (4/2020 - 3/2021), sản lượng cà phê của nước này đạt 14,3 triệu bao, gần bằng cùng kỳ trước đó.

Về xuất khẩu, trong tháng 3/2021 xuất khẩu cà phê của Colombia đã vượt 1,1 triệu bao loại 60 kg, tăng 21% so với mức 948 nghìn bao xuất khẩu vào tháng 3 năm 2020.

Trong quý I năm nay, lượng cà phê xuất khẩu của Colombia ra thế giới đạt 3,5 triệu bao, tăng hơn 13% so với 3,1 triệu bao xuất khẩu cùng kỳ năm trước.

Bình luận