Chờ...

Giá cà phê ngày 16/8: Tăng nhẹ 100 đồng/kg do ảnh hưởng tích cực của gói ngân sách 1.000 tỷ USD

(VOH) - Giá cà phê ngày 16/8 quay tăng 100 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ nhờ giá thế giới tăng do ảnh hưởng của gói ngân sách 1.000 tỷ USD.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 37.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 36.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng  tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 36.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 36.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 37.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 37.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 37.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 37.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 37.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở  mức 37.300 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  38.900 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

36,600

+100

Lâm Hà (Robusta)

36,600

+100

 Di Linh (Robusta)

36,500

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

37.700

+100

Buôn Hồ (Robusta)

37.500

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

37,400

+100

Ia Grai (Robusta)

37,400

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

37,400

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

37.300

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

38,900

+100

Giá tiêu hôm nay 16/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 16,7% về trị giá so với tháng 6/2021, so với tháng 7/2020 ổn định về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 953 nghìn tấn, trị giá 1,754 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 1,7% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định: Dù Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã khởi động và tạo dựng một chương trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê ngon – đặc sản, chú trọng đến chất lượng tách cà phê uống trên thị trường nội địa và khuyến khích xuất khẩu cà phê sạch, giá trị cao, nhưng lệnh giãn cách xã hội đang làm chậm quá trình liên kết giữa nông dân và chuỗi quán vốn rất được chú trọng trong sản xuất cà phê bền vững.

Với các hợp đồng giữa nông dân và chuỗi quán đã thiết lập trước thời giãn cách, hiện nay các chuỗi quán vẫn tiếp tục mua cà phê nguyên liệu Robusta với mức cao, từ 50-60 triệu đồng/tấn thì so với thị trường thương mại hiện nay chỉ quanh 37-37,2 triệu đồng/tấn.

Theo vị chuyên gia, thách thức của cà phê thương mại xuất khẩu đại trà ngày càng rõ, theo hướng tiêu cực, thì cách đi của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột càng tỏ ra đúng hướng. Nông dân sản xuất cà phê bền vững đang cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, không chỉ từ chính sách mà còn cần được kích hoạt bằng những gói hỗ trợ tài chính và tín dụng. Cần thấy rằng đại dịch còn kéo dài và không còn cách nào khác là phải sống chung với nhiều lần giãn cách dài ngày hay ngắt quãng. ”Nên chăng các cấp chính quyền xem đây là một cái nền mới, vững chắc hơn cho một ngành cà phê trong thời kỳ “bình thường mới””, ông Nguyễn Quang Bình nêu quan điểm.

Giá cà phê thế giới ổn định

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 3 phiên tăng đầu tuần và 2 phiên giảm cuối tuần. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 85 USD, tức tăng 4,88 %, lên 1.728 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 82 USD, tức tăng 4,68 %, lên 1.736 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Trong khi đó, thị trường New York có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm cuối tuần. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 6,75 cent, tức tăng 3,84 %, lên 182,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng tất cả 6,70 cent, tức tăng 3,74 %, lên 185,75 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên tăng 1.100 – 1.200 đồng, lên dao động trong khung 36.800 – 37.600 đồng/kg.

Giá cà phê đột ngột tăng vọt đầu tuần khi có nhiều tin xác nhận sương giá gây hại trên vành đai cà phê ở miền nam Brasil có thể lên tới hơn 10% diện tích. Tuy nhiên giá cà phê đã suy yếu trở lại vào cuối tuần khi thị trường cho rằng thiệt hại tiềm năng sản lượng vụ mùa năm 2022 mới đáng kể. Kết hợp với các báo cáo cung – cầu hàng tháng, các giới đầu cơ tiến hành cân đối, điều chỉnh vị thế khi hợp đồng quyền chọn tháng 9 cũng đáo hạn, với New York cuối tuần này và London giữa tuần sau.

Theo báo cáo hàng tuần của nhà tư vấn – phân tích Safras & Mercado, ước tính đến nay Brasil đã thu hoạch hơn 89% sản lượng cà phê vụ mới, với khoảng 50,45 triệu bao, gồm 21,20 triệu bao cà phê Conilon Robusta và 29,22 triệu bao cà phê Arabica, chậm hơn một chút so với mức trung bình 5 năm. Vụ thu hoạch cà phê Conilon Robusta gần như đã hoàn thành, trong khi vụ cà phê Arabica dự đoán còn khoảng 5,98 triệu bao vẫn đang thu hoạch.

Báo cáo thời tiết hiện tại ở Brasil vẫn đang khô hạn và không có nguy cơ sương giá trong nửa cuối tháng Tám. Tuy nhiên, tị trường vẫn còn nguyên mối lo dịch bệnh covid-19 biến chủng mới bùng phát sẽ khiến nhiều quốc gia tái lập các biện pháp giãn cách xã hội và do đó, sức tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ chậm lại.

Báo cáo thị trường tháng Bảy của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã điều chỉnh giảm ước tính dư thừa cà phê toàn cầu trong niên vụ hiện tại 2020/2021 xuống 2,02 triệu bao, thay vì dư thừa 2,26 triệu bao theo ước tính trước đó.

Tính đến thứ Hai ngày 09/08, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận đã giảm thêm 1.560 tấn, tức giảm 1,08 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 142.420 tấn (tương đương 2.373.667 bao, bao 60 kg).