Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 37.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 36.500 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 900 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 36.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 36.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng 900 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 37.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 37.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 900 đồng/kg, giá tại Pleiku là 37.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 37.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 900 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 37.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 800 đồng/kg, dao động ở mức 37.200 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 38.900 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.815 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi 70 – 80 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
36,600 |
+900 |
Lâm Hà (Robusta) |
36,600 |
+900 |
Di Linh (Robusta) |
36,500 |
+900 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
37.700 |
+900 |
Buôn Hồ (Robusta) |
37.500 |
+900 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
37,400 |
+900 |
Ia Grai (Robusta) |
37,400 |
+900 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
37,400 |
+900 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
37.200 |
+800 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
38,900 |
+1.000 |
Về thị trường cà phê trong nước, lượng mua bán hàng thực không mạnh do đã cuối niên vụ, một số hợp đồng đã được chốt trước khi giá niêm yết London ở mức thấp hơn như 1.600 – 1.650 nên không thể mua theo giá cao hiện nay. Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, hiện tại, giá Robusta vẫn còn đà tăng, nhưng không mạnh.
Tuần qua, giá cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam có mức trừ lùi 80 – 90 USD/tấn hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn London so với mức trừ lùi 60 – 100 USD/tấn 1 tuần trước đó. Tại Indonesia, giá cà phê Robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 20 – 30 USD/tấn hợp đồng kỳ hạn tháng 8 – 9/2021, giảm so với mức cộng 30 – 50 USD/tấn hợp đồng kỳ hạn tháng 8/2021 cách đây 1 tuần. Giá cước vận tải biển tăng cao khiến nguồn cung từ các nước sản xuất Robusta lớn bị chậm lại.
Dự báo trong thời gian tới, giá cà phê sẽ phục hồi do nhu cầu tăng cao, trong khi sản lượng giảm do chịu tác động của thời tiết cực đoan tại một số quốc gia sản xuất lớn.
Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh
Mở cửa phiên giao dịch ngày 23/7/2021, lúc 9h30, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 110 USD, lên 1.889 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 108 USD, lên 1.895 USD/tấn, các mức tăng cực mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình. Giá kỳ hạn London lên đứng ở mức cao 3 năm rưỡi.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 17,65 cent, lên 193,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 17,70 cent, lên 196,60 cent/lb, các mức tăng cực mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức “khủng”. Giá kỳ hạn New York lên đứng ở mức cao 6 năm rưỡi.
Đồng Reais giảm 0,38 %, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,2110 Reais do biến động thất thường ở thị trường bên ngoài khi báo cáo dữ liệu kinh tế Mỹ có phần suy yếu vì tác động tiêu cực của coronavirus biến thể mới, trong khi chứng khoán Mỹ đã lấy lại màu xanh.
Giá cà phê tiếp nối đà tăng “sốc” hơn nữa khi có thêm nhiều báo cáo thiệt hại “chưa thể lường hết được” do sương giá gây ra trên vành đai cà phê Brasil. Không chỉ lo cho sản lượng vụ mùa năm nay hiện đang thu hoạch rộ mà thị trường còn lo ngại sản lượng năm 2022 sẽ giảm mạnh vì đó là năm cây cà phê Arabica của Brasil vào chu kỳ cho sản lượng cao. Đây cũng là yếu tố cho thấy giá cà phê kỳ hạn sẽ còn biến động mạnh, thất thường trong thời gian tới.
Trong khi đó, các nước sản xuất cà phê ở khu vực Đông Nam Á cũng đang tập trung căng mình để ngăn chặn dịch bệnh covid-19 biến thể mới lây lan với các biện pháp giãn cách xã hội ngày càng gia tăng.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết tồn kho cà phê ở Brazil kết thúc niên vụ này sẽ ở mức thấp nhất kể từ khi USDA bắt đầu công bố dữ liệu này, năm 1960, trong khi dự trữ cà phê xanh của Mỹ cũng giảm 18% so với một năm trước đó.
Hernando de la Roche, phó chủ tịch của StoneX Financial Inc., cho biết: Cùng với tất cả những biến động, việc La Nina quay trở lại "có thể sẽ tạo ra động lực mới cho giá cà phê".
Những bất ổn về thời tiết cộng thêm việc vận chuyển từ Colombia bị chậm trễ do bất ổn chính trị và cước vận chuyển tăng cao buộc các nhà kinh doanh cà phê trên khắp thế giới phải nâng giá chào bán.
Ông Rocho cho biết, mặc dù phần lớn cà phê Brazil đã được thu hoạch, song người mua vẫn gặp khó khăn trên thị trường giao ngay.
Xác nhận thông tin này, nhà tư vấn có hơn 30 năm kinh nghiệm, Judy Ganes, sau chuyến đi thực tế ở các vùng trồng cà phê về cho biết có vẻ nhiều người đã ‘thổi phồng’ về vụ mùa năm ngoái, nói rằng có rất nhiều cà phê tồn trữ.