Giá cà phê ngày 28/4: Thế giới bật tăng kéo theo giá trong nước tăng

(VOH) Giá cà phê ngày 28/4 tăng thêm 200- 400 đồng/kg tại hầu hết các địa phương ở Tây Nguyên và miền Nam. Giá thế giới tăng mạnh trên cả 2 sàn.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 32.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 33.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 33.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 200 đồng/kg, giá tại Pleiku là 33.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 33.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 33.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 400 đồng/kg, dao động ở  mức 33.400 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  34.900 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.511 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng co nhẹ về ở mức 40 – 50 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

32,700

+200

Lâm Hà (Robusta)

32,700

+200

 Di Linh (Robusta)

32,600

+200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

33.700

+200

Buôn Hồ (Robusta)

33.500

+200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

33,400

+200

Ia Grai (Robusta)

33,400

+200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

33,400

+200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

33.400

+400

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,900

+200

Giá cà phê hôm nay 28/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Hải quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy, xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 4/2021 đạt 55.847 tấn (khoảng 930.780 bao, bao 60 kg), giảm 32,35% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê 3,5 tháng đầu năm 2021 lên đạt tổng cộng 508.855 tấn (khoảng 8,84 triệu bao), giảm 15,12% so với xuất khẩu 3,5 tháng đầu năm 2020.

Thị trường cà phê sụt giảm  là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.

Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê, chủ yếu là Robusta, trong tháng 3 đạt 169.624 tấn (khoảng 2,83 triệu bao) tăng 38,10% so với tháng trước. Tuy nhiên lũy kế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 453.010 tấn (khoảng 7,55 triệu bao), giảm 12,20% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Giá cà phê tiếp nối đà tăng qua tuần thứ ba liên tiếp cho thấy sản lượng vụ mùa của Brasil sắp thu hoạch đã trở thành mối quan tâm hiện hành của các thị trường cà phê kỳ hạn thế giới…

Giá cà phê ngày 28/4: Giá thế giới bật tăng kéo theo giá trong nước tăng 200-400 đồng/kg 2
Giá cà phê ngày 28/4: Giá thế giới bật tăng kéo theo giá trong nước tăng 200-400 đồng/kg 3

Phiên giao dịch sáng 28/4, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng liên tiếp phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 21 USD, lên 1.461 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 9 tăng thêm 23 USD, lên 1.483 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng t. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 2,55 cent, lên 145,9 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng thêm 2,55 cent, lên 147,8 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais giảm 0,22%, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,4610 Reais

Giá cà phê tiếp nối đà tăng trên cả hai sàn do dòng vốn đầu quay trở lại tăng mua sau khi đã thanh lý, điều chỉnh vị thế vì đã mạnh tay bán ròng kéo dài và nhất là hết hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5 trước đó, trước mối lo thời tiết khô hạn ở Brasil sẽ làm sụt giảm chất lượng hạt cà phê vụ mới sắp thu hoạch và tiềm ẩn nguy cơ sương giá mùa đông năm nay.

Một số quốc gia châu Á bùng phát dịch bệnh trở lại gây nên mối lo mới, đặc biệt là tại Ấn Độ với hơn 1,3 tỷ dân số khiến thế giới phải hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. Trong khi một số nước châu Âu bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội khi số lượng được tiêm chủng tăng cao đã góp phần giảm bớt căng thẳng hiện hành.

Sự tập trung đông đảo người dân qua các lễ hội tại Ấn Độ góp phần lây lan dịch bệnh covid-19 không thể kiểm soát được là bài học quý giá cho Việt Nam trước kỳ lễ kéo dài 30/4 và 1/5 sắp gần kề.

Ethiopia được xem là nơi sản sinh ra những giống cà phê arabica chất lượng cao trên thế giới, The World Bank đưa tin.

Theo ghi nhận, quốc gia này có đến 95% sản lượng cà phê hữu cơ được canh tác theo phương pháp truyền thống, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón.

Nhu cầu tiêu thụ cà phê Ethiopia trên toàn cầu đã tăng lên đáng kể từ những năm 1990. Trong vài năm trở lại đây, một số loại cà phê chất lượng cao của Ethiopia đã được bán với giá cao hơn gấp ba lần so với giá xuất khẩu trung bình.

Tuy nhiên, đây lại là một trong những quốc gia có mức năng suất cà phê thấp nhất trên thế giới, xếp sau các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác như Brazil, Colombia, Indonesia và Việt Nam.

Nguyên nhân là do gần 80% trong tổng số một triệu ha cây cà phê của Ethiopia không được cắt tỉa thường xuyên, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng cà phê và thu nhập của hơn hai triệu hộ nông dân tại quốc gia này.