Chờ...

Giá cà phê ngày 6/8: Giảm nhẹ do thị trường giao dịch ảm

(VOH) - Giá cà phê ngày 6/8 điều chỉnh giảm nhẹ 100 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm. Arabica tiếp tục tăng, dự báo giá cà phê sẽ duy trì ở mức cao.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 37.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 36.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 36.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 35.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 37.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 36.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 36.800 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 36.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 36.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở  mức 36.700 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  38.500 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.742 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi 40 – 50 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

36,000

-100

Lâm Hà (Robusta)

36,000

-100

 Di Linh (Robusta)

35,900

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

37.100

-100

Buôn Hồ (Robusta)

36.900

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

36,800

-100

Ia Grai (Robusta)

36,800

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

36,800

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

36.700

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

38,500

-100

Giá cà phê hôm nay 6/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Trong quý II/2021, diễn biến phức tạp của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực lên hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý II/2021 đạt 390,4 nghìn tấn, trị giá 738,52 triệu USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với quý I/2021, so với quý II/2020 giảm 8,1% về lượng, nhưng tăng 2,6% về trị giá.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 16,7% về trị giá so với tháng 6/2021, so với tháng 7/2020 ổn định về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 953 nghìn tấn, trị giá 1,754 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 1,7% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020.

Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn do dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và lệnh giãn cách xã hội được áp dụng trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt container rỗng tiếp tục kéo dài khiến chi phí tăng mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới.

Theo thống kê, cà phê Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 14% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil. Để tháo gỡ vấn đề logistics, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) vừa gợi ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu vận chuyển hàng hóa theo đường sắt để giảm chi phí và gánh nặng vận tải.

Thời gian vận chuyển sang Mỹ, EU kéo dài tới 25 – 27 ngày song giá cả hợp lý và đặc trưng cà phê xuất khẩu dạng khô, chất lượng không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển.

Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê tiếp tục tập trung ở hai thị trường lớn là EU chiếm 40% sản lượng cà phê xuất khẩu và Mỹ chiếm 20% sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Giá cà phê thế giới biến động trái chiều

Các giới đầu cơ trên hai sàn kỳ hạn thể hiện xu hướng “bán London mua New York” qua những phiên gần đây…

Phiên giao dịch sáng nay 6/8/2021, lúc 9h00, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm 6 USD, xuống 1.764 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm 5 USD, xuống 1.782 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tăng liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 1,25 cent, lên 176,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 1,20 cent, lên 179,90 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê ngày 6/8: Biến động giảm nhẹ do thị trường giao dịch ảm 2
Giá cà phê ngày 6/8: Biến động giảm nhẹ do thị trường giao dịch ảm 3

Đồng Reais giảm 0,55 %, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,2170 Reais, do lo ngại chính trị và tài khóa bất ổn. Các chuyên gia kinh tế đánh giá so với các đồng tiền mới nổi thì đồng Reais của Brasil mất giá rất nhiều.

Thị trường cũng đã xuất hiện nhiều báo cáo đánh giá sự thiệt hại do các đợt sương giá vừa qua ở Brasil, thấp nhất khoảng 2 triệu bao và cao nhất khoảng 8 triệu bao, nhưng các giới đầu cơ vẫn chưa thỏa mãn với các con số này. Bởi vì theo họ, vụ mùa 2022 rơi vào năm cây cà phê Arabica Brasil cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một” nên sự thiệt hại còn lớn hơn nhiều. Hơn nữa, Hội đồng Tiền tệ Quốc gia (CMN) kết hợp với Quỹ Phòng vệ Kinh tế Cà phê (thường gọi tắt là Funcafé) vừa công bố khoản hỗ trợ trị giá 1 tỷ Reais, dành cho các đồn điền cà phê hồi phục sau đợt thiệt hại ít nhiều vì sương giá này, được coi như là một minh chứng.

Trái lại, thị trường Robusta London tiếp tục chứng kiến sự thanh lý, chốt lời của đầu cơ ngắn hạn cho dù vẫn còn lo ngại nguồn cung bị chậm lại vì cước phí vận tải biển quá đắt đỏ và nhất là dịch bệnh covid-19 biến chủng mới bùng phát. Dễ dàng nhận thấy xu hướng của các giới đầu cơ với hiện tượng “bán London mua New York” qua những phiên gần đây.

Vừa qua, đợt hán hán tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ đã phá hoạt tới 70% diện tích cây cà phê ở một số khu vực sản xuất của Brazil, khiến giá cà phê Arabica đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2016. Ngoài hạn hán, các đợt sương giá mạnh nhất kể từ năm 1994 đã gây thiệt hại tới 495.000 mẫu ruộng cà phê. Ảnh hưởng của thời tiết là rất thảm khốc khiến nhiều chuyên gia nhận định rằng không có hy vọng cứu những cây trồng này, đồng thời dự đoán nguồn cung cà phê ở Brazil sẽ xuống thấp nhất kể từ năm 2003.

Nguồn cung sụt giảm nhưng theo nhận định của giới quan sát, nhu cầu cà phê lại tăng lên khi các nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại. Cà phê Arabica chủ yếu được dùng tại các quán cà phê và nhà hàng, trong khi cà phê Robusta thường được sử dụng nhiều trong các sản phẩm cà phê hòa tan.

Người tiêu dùng cà phê trên toàn cầu đang tìm kiếm thêm nguồn cung để lấp đầy phần thiếu hụt. Trong bối cảnh sản lượng cà phê Brazil dự báo giảm mạnh và nhu cầu của các nhà chế biến có thể chuyển một phần từ Arabica sang Robusta, nguồn cung từ Việt Nam lại gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 bùng phát và tình trạng thiếu container trầm trọng.

Với những khó khăn hiện tại, dự báo giá cà phê trong thời gian tới sẽ còn duy trì cao.