Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 10/7/2019, lúc 11h00, giờ Việt Nam, kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 2,4 yen/kg, lên mức 178,7yen/kg.
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchange(auto update)
Trade Date: Jul 10, 2019 |
Prices in yen / kilogram |
Month |
Last Settlement Price |
Open |
High |
Low |
Current |
Change |
Volume |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Jul 2019 |
230.0 |
229.8 |
230.4 |
229.8 |
230.4 |
+0.4 |
55 |
|
Aug 2019 |
225.8 |
225.8 |
228.5 |
225.0 |
228.5 |
+2.7 |
14 |
|
Sep 2019 |
208.4 |
208.0 |
214.6 |
207.0 |
211.3 |
+2.9 |
108 |
|
Oct 2019 |
186.8 |
187.0 |
191.8 |
185.9 |
191.1 |
+4.3 |
152 |
|
Nov 2019 |
177.3 |
177.2 |
181.0 |
177.2 |
180.4 |
+3.1 |
898 |
|
Dec 2019 |
176.3 |
176.2 |
179.3 |
176.2 |
178.7 |
+2.4 |
1,802 |
|
Total |
|
3,029 |
Giá cao su kỳ hạn trên sàn Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm giảm 1% xuống 10.,705 CNY (1.555 USD)/tấn.
Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại trong tuần này sau 2 tháng gián đoạn, một năm sau khi cuộc chiến tranh thương mại bắt đầu có ít sự khác biệt được thu hẹp.
Đồng USD ở mức khoảng 108,94 JPY so với khoảng 108,76 JPY trong ngày thứ ba 9/7/2019.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản duy trì ổn định.
Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn TOCOM duy trì vững ở mức 150,6 JPY/kg.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn SICOM không thay đổi ở mức 140,2 US cent/kg.
Ảnh minh họa: internet
Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 9/7/2019
Thị trường |
Chủng loại |
ĐVT |
Kỳ hạn |
Giá đóng cửa |
Thái Lan |
RSS3 |
USD/kg |
19-Aug |
1,88 |
Thái Lan |
STR20 |
USD/kg |
19-Aug |
1,52 |
Malaysia |
SMR20 |
USD/kg |
19-Aug |
1,41 |
Indonesia |
SIR20 |
USD/kg |
19-Aug |
|
Thái Lan |
USS3 |
THB/kg |
19-Aug |
50,42 |
Thái Lan |
Mủ 60%(drum) |
USD/tấn |
19-Aug |
1.330 |
Thái Lan |
Mủ 60% (bulk) |
USD/tấn |
19-Aug |
1.230 |
Singapore |
19-Aug |
183,7 |
||
RSS3 |
19-Sep |
167,9 |
||
19-Oct |
165,5 |
|||
19-Nov |
164 |
|||
US cent/kg |
19-Aug |
145,5 |
||
TSR20 |
19-Sep |
145,6 |
||
19-Oct |
145,4 |
|||
19-Nov |
145,7 |
Nguồn: VITIC/Reuters
Xuất khẩu cao su tháng 6 tăng mạnh
Bộ Công thương cho biết, trong tháng 6/2019, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước sau khi tăng trong 20 ngày đầu tháng đã giảm trở lại trong 10 ngày cuối tháng. Ngày 28/6/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy đạt lần lượt 270 đ/độ TSC và 275 đ/độ TSC, giảm 10 đ/độ TSC so với cuối tháng 5/2019. Kể từ ngày 18/6/2019 đến cuối tháng, Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh điều chỉnh giảm giá thu mua mủ cao su 4 lần。
Theo ước tính, xuất khẩu cao su trong tháng 6/2019 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 155 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 38,7% về trị giá so với tháng 5/2019, song lại giảm 9,9% về lượng và giảm 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân giảm 0,67% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 1.409 USD/tấn.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su ước đạt 602 nghìn tấn, trị giá 822 triệu USD, tăng 6,6% về lượng và tăng 0,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân giảm 6% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 1.367 USD/tấn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2019, xuất khẩu cao su SVR 10 tăng mạnh, trở thành chủng loại cao su có trị giá xuất khẩu đạt cao nhất, tăng 306,7% về lượng và tăng 297,3% về trị giá so với tháng 4/2019, đạt 25,61 nghìn tấn, trị giá 36,6 triệu USD, tăng 56,7% về lượng và tăng 59,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Về giá xuất khẩu cao su trong tháng 5, xuất khẩu cao su tổng hợp giảm 59,2% về lượng và trị giá so với tháng 5/2018, đạt 23.731 tấn, trị giá 34,13 triệu USD.
Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su tổng hợp vẫn tăng 15,2% về lượng và tăng 7,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 255,89 nghìn tấn, trị giá 346,15 triệu USD. Các chủng loại cao su có lượng và trị giá xuất khẩu lớn tiếp theo trong tháng 5/2019 gồm: SVR 3L, SVR CV60, Latex...
Thăng trầm xuất khẩu cao su Việt Nam
Là nước xuất khẩu cao su thứ tư thế giới, song không làm cho cán cân thương mại về cao su đẹp...
Những năm 2010 - 2012, nhờ mở rộng việc trồng cùng quy trình chăm sóc mới, với 70% diện tích khai thác, cây cao su vẫn giữ được vị thế, cung ứng khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thiên nhiên thế giới, đưa Việt Nam đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu cao su, chỉ sau Thái Lan và Indonesia...
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, năm 2018 mua tới 65,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của nước ta; thứ hai là Ấn Độ là 7%, rồi tiếp theo mới là Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ....
Nếu năm 2016 xuất khẩu sản phẩm cao su đạt 482,8 triệu USD tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước (2015); thì cặp số tương tự của năm 2017 là 596,8 triệu USD và 23,6%; 2018 là 711 triệu USD và 19,1%; 6 tháng 2019 là: 333 triệu USD và 8,8%.
Cao su xuất khẩu của Việt Nam có tới 60% là cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật và cao su tự nhiên dạng nguyên thủy. Dù cũng được quan tâm đầu tư trong mấy năm gần đây, nhưng với quy mô gia công nhỏ, năng suất khiêm tốn; vì vậy, những mặt hàng thị trường cần, giá cao như cao su ly tâm, SVR 10, 20... thì ít, còn loại SVR 3L giá thấp, thị trường thế giới cần ít, chỉ Trung Quốc có nhu cầu nên nhập khẩu nhiều loại phẩm cấp này.
Cao su Việt Nam hầu như không có thương hiệu nên luôn phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác. Những bất cập đó đã lý giải tình trạng cao su nói chung và phụ thuộc vào thị trường đại lục Trung Quốc nói riêng.
Xuất khẩu cao su vào thị trường này sau những tháng ngày hoàng kim bắt đầu chững lại. Từ 2015, kim ngạch quay về mốc 1 tỷ USD (2015: 1,5 tỷ USD), ì ạch tới 2017 mới lên lại mốc 2 tỷ USD. Tuy 2018 duy trì mốc đó song thực ra là kim ngạch giảm 7% so với năm 2017 trong khi số lượng tăng 14,5%, tụt xuống thứ 6/9 mặt hàng nhóm nông lâm thủy sản.
Bước vào 2019, tình hình tới chưa thể cải thiện do những biến động về địa chính trị trên toàn cầu; cạnh tranh gay gắt, các rào cản bảo hộ mới xuất hiện. Trên thị trường cao su thế giới cung vẫn vượt cầu, giá thì đỏng đảnh.
Là nước xuất khẩu cao su thứ tư thế giới, song không làm cho cán cân thương mại về cao su đẹp. Năm 2018, khi xuất khẩu cao su và sản phẩm từ cao su được 2,8 tỷ USD thì phải nhập khẩu cao su và sản phẩm cao su gần 2 tỷ USD. Cặp số tương tự của 6 tháng 2019, là xuất khẩu 1,184 tỷ USD và nhập khẩu 996 triệu USD.
Điều ấy nói lên việc sản xuất và xuất khẩu cao su và sản phẩm từ cao su vẫn chưa nhiều, lôi cuốn khách ngoại và cả với người Việt dù nặng lòng với hàng Việt.