Giá cao su tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) ngày 10/9/2019, lúc 11h10, giờ Việt Nam, kỳ hạn tháng 2/2020 giảm 0,2 yen/kg, về mức 164,8 yen/kg do được hỗ trợ bởi giá dầu tăng và đồng JPY yếu so với đồng USD và do hy vọng vào chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc bù lại tình trạng dư cung ở châu Á.
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchange
Trade Date: Sep 10, 2019 |
Prices in yen / kilogram |
Month |
Last Settlement Price |
Open |
High |
Low |
Current |
Change |
Volume |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Sep 2019 |
166.0 |
165.4 |
165.6 |
165.0 |
165.4 |
-0.6 |
15 |
|
Oct 2019 |
164.6 |
164.6 |
164.6 |
163.6 |
163.6 |
-1.0 |
3 |
|
Nov 2019 |
165.3 |
165.4 |
165.5 |
164.3 |
164.3 |
-1.0 |
7 |
|
Dec 2019 |
165.4 |
165.7 |
166.5 |
164.7 |
165.0 |
-0.4 |
123 |
|
Jan 2020 |
165.2 |
165.5 |
166.1 |
164.4 |
164.8 |
-0.4 |
229 |
|
Feb 2020 |
165.0 |
165.9 |
166.2 |
164.3 |
164.8 |
-0.2 |
1,100 |
|
Total |
|
1,477 |
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
30 minutes delayed |
2019-09-10 11:30:00 |
Contract |
Last |
Chg |
Open Interest |
Volume |
Turnover |
Bid-Ask |
Pre-clear |
Open |
Low |
High |
ru1909 |
10995 |
-115 |
22420 |
6034 |
665345300 |
10960/11000 |
11110 |
11110 |
10950 |
11110 |
ru1910 |
11015 |
-110 |
116 |
34 |
3767600 |
10680/11110 |
11125 |
11135 |
11015 |
11135 |
ru1911 |
11090 |
-25 |
14634 |
1330 |
147870000 |
11075/11100 |
11115 |
11175 |
11060 |
11200 |
ru2001 |
11960 |
-30 |
368240 |
210628 |
25260687000 |
11955/11965 |
11990 |
12065 |
11920 |
12085 |
ru2003 |
12055 |
-120 |
42 |
6 |
725700 |
12050/12160 |
12175 |
12150 |
12055 |
12150 |
ru2004 |
12205 |
0 |
78 |
|
|
11860/12520 |
12205 |
|
|
|
ru2005 |
12130 |
-25 |
74560 |
19426 |
2362800100 |
12125/12130 |
12155 |
12230 |
12095 |
12255 |
ru2006 |
12230 |
0 |
54 |
|
|
11860/12605 |
12230 |
|
|
|
ru2007 |
12390 |
0 |
20 |
|
|
/13200 |
12390 |
|
|
|
ru2008 |
12370 |
40 |
30 |
|
|
12265/13100 |
12330 |
Giá cao su kỳ hạn trên sàn Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm tăng 0,3% lên 12.025 CNY (1.689 USD)/tấn.
Giá dầu tăng khoảng 2% trong ngày thứ hai (9/9/2019), sau khi Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết sẽ tuân thủ chính sách hạn chế sản lượng dầu để hỗ trợ giá.
Đồng USD ở mức khoảng 107,36 JPY so với khoảng 106,86 JPY trong ngày thứ hai (9/9/2019). Đồng JPY yếu khiến tài sản mua bằng đồng JPY đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 0,3%.
Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn TOCOM không thay đổi ở mức 141,2 JPY/kg.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn SICOM tăng 0,5% lên 133,7 US cent/kg.
Ảnh minh họa: internet
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của Mỹ đạt 1,04 triệu tấn, trị giá 1,93 tỉ USD, tăng 4,2% về lượng và tăng 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá nhập khẩu bình quân ở mức 1.858 USD/tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, Indonesia, Thái Lan và Canada là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Mỹ. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Mỹ tăng nhập khẩu cao su từ: Thái Lan tăng 22,3%; Đức tăng 25,8%; Malaysia tăng 30,5%... nhập khẩu từ Indonesia giảm 5%; Hàn Quốc giảm 2,5%; Mexico giảm 4,8%...
Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của Mỹ từ Việt Nam đạt 15,41 nghìn tấn, trị giá 19,87 triệu USD, tăng 2,6% về lượng, nhưng giảm 11,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 1,5%, ổn định so với cùng kỳ năm 2018.
Ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại, xuất khẩu cao su cuối năm dự báo khó khăn
Xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm ước tăng 9,7% về khối lượng và tăng 7,8% về giá trị. Tuy nhiên, do tác động của thương chiến Mỹ – Trung, giá cao su liên tục biến động, do đó, thị trường cao su thời gian tới của Việt Nam được dự báo sẽ gặp khó khăn.
Số liệu của Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết khối lượng xuất khẩu cao su tháng 8/2019 đạt 181.000 tấn với giá trị đạt 246 triệu USD.
Tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 963.000 tấn và 1,32 triệu USD, tăng 9,7% về khối lượng và tăng 7,8% về giá trị so với cùng kì năm 2018.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 đạt 1.376 USD/tấn, giảm 3,66% so với cùng kì năm 2018.
Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc vẫn là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 63%, 8,9% và 3,4%.
Ở chiều ngược lại, Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản ước tính khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 8/2019 đạt 64.000 tấn với giá trị đạt 108 triệu USD.
Theo đó, tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 437.000 tấn với giá trị 756 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và tăng 6,8% về giá trị so với cùng kì năm 2018.
Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 7 tháng đầu năm 2019 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Lào, chiếm 52,4% thị phần.
Giá cao su biến động và triển vọng khó khăn
Trên thị trường thế giới, giá cao su tại sàn Tokyo (Tocom) biến động giảm trong tháng 8/2019 do lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung kéo dài và tăng trưởng toàn cầu chậm lại cũng như đồng Yên tăng mạnh.
Hợp đồng giao tháng 1/2020 đạt mức thấp 166 yên/kg, tương đương 1.567 USD/tấn vào cuối phiên 15/8, giảm 9,3 yên, khoảng 87,79 USD/tấn, tương đương 5,6% so với đầu tháng.
Ngày 19/8, giá cao su lại tăng cao do đồng Yên suy yếu, song sau đó đã giảm trở lại vào ngày 21/8.
Cùng với xu hướng của thị trường thế giới, giá cao su nguyên liệu tại thị trường trong nước tiếp tục xu hướng giảm.
Cụ thể, tại thủ phủ cao su Bình Phước, giá mủ nước ngày 21/8 ở mức 250 đồng/độ, tăng so với 245 đồng/độ một tuần trước đó, song giảm so với mức 255 đồng/độ vào đầu tháng. Giá mủ tại Đồng Nai không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg.
Theo Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản triển vọng thị trường cao su thời gian tới của Việt Nam sẽ gặp khó khăn, do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Nguyên nhân là Trung Quốc hiện sử dụng khoảng 70% cao su tự nhiên cho ngành công nghiệp sản xuất lốp xe. Việc Mỹ áp thuế lên lốp xe nói riêng và các sản phẩm làm từ cao su nói chung của Trung Quốc khiến nhập khẩu cao su của nước này có xu hướng giảm.
Ngoài ra, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 60% tổng lượng cao su xuất khẩu.
Theo đó, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ gián tiếp làm giảm giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam do xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ trở nên đắt hơn so với trước đây.