Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 11/5/2021, lúc 10h30, kỳ hạn tháng 10/2021, giảm mạnh xuống mức 4,4 JPY, tương đương 1,71% xuống mức 252,6 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 3,11%, ghi nhận mức giá 14.035 CNY/tấn.
Nguồn cung cao su thiếu hụt, đình trệ đang bủa vây hàng loạt nhà sản xuất, trong khi giá cả ngày càng tăng. Đang phải vật lộn với việc phải đóng cửa nhà máy do ảnh hưởng của đại dịch cũng như việc thiếu chip để sản xuất ôtô, các hãng xe còn phải đối mặt thêm thách thức khác: nguồn cung lốp đang ngày càng giảm.
Nút thắt ở tuyến đường biển đang gây ra sự gián đoạn trong quá trình di chuyển của cao su thiên nhiên - vật liệu chủ chốt sử dụng trong lốp ô tô và cũng là một thành phần dưới nắp ca-pô.
Hội đồng Cao su Malaysia đang huy động các nguồn lực nhằm hồi sinh và mở rộng ngành công nghiệp săm lốp. Đây là ngành công nghiệp có giá trị thị trường lớn và được kỳ vọng sẽ tạo ra tác động tích cực đến ngành cao su của đất nước.
Ông Datuk Dr Mohd Khairuddin Aman Razali, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Hàng hóa Malaysia, cho biết: “Sẽ thật tốt nếu Malaysia có ngành công nghiệp hạ nguồn sản xuất các sản phẩm cao su của riêng mình”.
Trên thế giới, nhiều nhà máy sản xuất ô tô rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, thậm chí tạm đóng cửa do cuộc khủng hoảng thiếu linh phụ kiện, dẫn tới hậu quả là hàng tỷ USD lợi nhuận biến mất. Những nguyên liệu như mút xốp để làm ghế cho tới kim loại và nhựa polyester cũng trở nên khan hiếm.
Việc thiếu cao su đe dọa hoạt động sản xuất ô tô trong khi nhu cầu phục hồi. Vấn đề về cao su có thể gây khó khăn đặc biệt bởi cây cao su cần 7 năm để trưởng thành, khiến việc phục hồi của chuỗi cung ứng khó trở lại bình thường trong thời gian ngắn.
Cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu bền vững cho gỗ cao su
Gỗ cao su là nguồn nguyên liệu quan trọng đóng góp vào sự phát triển của ngành chế biến gỗ Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su. Đồng thời, cải thiện thu nhập cho hơn 265.000 hộ tiểu điền và hơn 1.500 doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng gỗ cao su với giá trị xuất khẩu ngày càng tăng.
Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su sang hơn 100 thị trường. Năm 2019, 10 thị trường dẫn đầu chiếm 97,7% kim ngạch xuất khẩu gỗ cao su, trong đó, Hoa Kỳ chiếm nhiều nhất (71,9%), kế tiếp là Nhật Bản (9,4%) và Hàn Quốc (6,9%). Đối với nguyên liệu gỗ cao su và sản phẩm đơn giản, Việt Nam xuất khẩu sang hơn 70 thị trường.
Sản lượng gỗ cao su có thể được duy trì ổn định và tăng trưởng tốt khi có điều kiện nâng cao sức cạnh tranh cho người trồng cao su và diện tích cao su được quản lý chặt chẽ. Một trong những điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh là cần có những chính sách hỗ trợ khả năng đáp ứng xu thế của thị trường đang yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về đảm bảo tính hợp pháp, nguồn gốc minh bạch và phát triển bền vững của nguồn nguyên liệu gỗ cao su.
Để tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu gỗ cao su vào thị trường châu Âu và thực thi VNTLAS cùng với ngành gỗ toàn quốc, Dự án “Thúc đẩy sự tuân thủ Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp trong ngành cao su Việt Nam” được Hiệp hội Cao su Việt Nam triển khai với sự hỗ trợ của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) và sự ủng hộ của Tổng cục Lâm nghiệp, thực hiện trong 12 tháng từ năm 2020 – 2021.
Đây là nền tảng phát triển Bộ hồ sơ gỗ hợp pháp dành riêng cho ngành cao su với sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng gỗ.
Dự kiến trong giai đoạn 2021 – 2025, trữ lượng gỗ cao su ước đạt 3,22 triệu m3 gỗ quy tròn mỗi năm, trong đó, tiểu điền cung cấp khoảng 0,88 triệu m3, chiếm 27,2%. Lượng gỗ cao su tiểu điền ở thời kỳ này thấp hơn có thể do tiểu điền muốn duy trì vườn cây để thu hoạch mủ khi giá mủ được cải thiện từ cuối năm 2020.