Giá cao su hôm nay 12/5/2021: Tăng nhẹ, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao

(VOH) – Giá cao su ngày 12/5 tăng đồng loạt trên sàn châu Á, dù mức tăng khá thấp bởi nhu cầu tiêu thụ cao hơn trong khi nguồn cung thiếu hụt.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 12/5/2021, lúc 10h30, kỳ hạn tháng 10/2021, tăng nhẹ lên mức 0,8 JPY, tương đương 0,32% lên mức 253 JPY/kg. 

Giá cao su hôm nay 12/5/2021: Tăng nhẹ, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 0,07%, ghi nhận mức giá 14.040 CNY/tấn

Giá cao su hôm nay 12/5/2021: Tăng nhẹ, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao 2

Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cho biết, giá cao su tự nhiên trên thị trường toàn cầu dự kiến sẽ cải thiện nhẹ trong ngắn hạn. 

Nguyên nhân là do nhu cầu cao hơn trong khi nguồn cung thiếu hụt. Bên cạnh đó, sự gia tăng của giá dầu thô và đồng USD cũng có tác động đến giá cao su.

Ngoài ra, làn sóng COVID-19 thứ hai ở Ấn Độ, cùng với tiến độ tiêm chủng chậm chạp, có thể hạn chế sự tăng trưởng về mặt nhu cầu cũng như sự phục hồi về giá.

Đồng thời, báo cáo thị trường cao su của ANRPC cho thấy, nguồn cung cao su toàn cầu dự kiến sẽ tăng cao trong tháng 6 tới, tạo ra những thách thức nhất định cho sự gia tăng về giá của mặt hàng này.

Theo trang Bernama, báo cáo của Cục Thống kê Malaysia cho biết, tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa trong tháng 3/2021 là 49.718 tấn, tăng 11,2% so với tháng 2/2021.

Lĩnh vực sản xuất găng tay tiếp tục chiếm ưu thế trong tiêu thụ cao su tự nhiên với 37.435 tấn, chiếm 75,3% tổng lượng tiêu thụ nội địa vào tháng 3/2021.Hội đồng Cao su Malaysia đang huy động các nguồn lực nhằm hồi sinh và mở rộng ngành công nghiệp săm lốp. 

Đây là ngành công nghiệp có giá trị thị trường lớn và được kỳ vọng sẽ tạo ra tác động tích cực đến ngành cao su của đất nước.

Giá cao su hôm nay 12/5/2021: Tăng nhẹ, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao 3
Ảnh minh họa - Internet 

Liên kết hợp tác xã, giữ giá mủ cao su

Việt Nam liên tiếp được giá mủ cao su trong gần một năm qua do thị trường Trung Quốc tích cực thu mua để phục hồi sản xuất lốp ô tô. Xung quanh vấn đề phát triển cao su vào thời điểm đang được giá hiện nay, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với Báo điện tử Chính phủ.

Từ năm 2014 đến hết 2020 trước tình hình xuất khẩu cao su gặp khó khăn do giá mủ cao su trên thế giới xuống thấp, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tạm dừng không trồng mới cao su; không tái canh vườn cây hết tuổi khai thác ở những vùng đất không phù hợp trồng cây cao su, những vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ, rét đậm, rét hại, sương muối. Trước mắt thực hiện luân canh, xen canh với một số cây trồng khác để nâng cao năng hiệu quả sản xuất cao su.

Cùng với đó, tăng cường tổ chức tuyên truyền, thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả cao su về trung hạn và dài hạn, nâng cao nhận thức cho người trồng cao su nắm vững các giải pháp kỹ thuật, thực hiện tiết giảm chi phí; tránh tự phát chuyển đổi diện tích cao su sang cây trồng khác.

Đối với cao su kiến thiết cơ bản, có thể giảm đầu tư phân bón, nhưng cuối năm tiếp tục làm cỏ và chống cháy; đối với những vườn cao su kiến thiết cơ bản nằm ngoài vùng quy hoạch như trồng trên đất thấp trũng, đất dốc, không phù hợp, vườn cây sinh trưởng kém, không đồng đều, vùng ven biển chịu tác động của bão, lũ... có thể chuyển đổi sang cây trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đối với những vườn cao su ở thời kỳ đang kinh doanh, có thể giảm đầu tư phân bón, thay đổi chế độ cạo từ D2 sang D3, D4 để giảm chi phí nhân công. Đối với với những diện tích cao su đã đến giai đoạn khai thác, có thể chưa tiến hành mở miệng cạo.