Giá cao su hôm nay 13/9/2021: Tăng giảm trái chiều trên sàn châu Á

(VOH) - Giá cao su ngày 13/9 tăng giảm trái chiều, trong khi sàn Nhật Bản giữ mức giảm sâu thì giá trên sàn Thượng Hải tăng ngang.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 13/9/2021, lúc13h00, kỳ hạn tháng 1/2022, giảm mạnh xuống mức 1,4 JPY, tương đương 0,69% xuống mức 200,8 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 13/9/2021: Tăng giảm trái chiều trên sàn châu Á 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 120 CNY, tương đương 0,87%, lên mức 13.860 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 13/9/2021: Tăng giảm trái chiều trên sàn châu Á 2

Giá cao su tại Nhật Bản tiếp tục giảm, sau khi chạm xuống mức thấp nhất gần 11 tháng do nhà đầu tư săn giá hời sau nhiều phiên giá giảm thấp.

Giá tại sàn Osaka đã xuống thấp chỉ 190,3 Yen, thấp nhất kể từ ngày 16/10/2020 do các nhà đầu tư ngừng bán khống vào cuối tuần, mặc dù tâm lý chung vẫn không mấy lạc quan trong bối cảnh lo ngại về sản lượng ôtô toàn cầu giảm. 

Ngoài ra sự lo lắng dai dẳng về nhu cầu giảm ở Trung Quốc - nước nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới.

Kinh tế Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau đợt sụt giảm hồi năm ngoái do COVID-19, nhưng gần đây có dấu hiệu mất đà do dịch bệnh bùng phát trở lại, giá nguyên liệu tăng cao và chiến dịch cắt giảm lượng khí thải carbon.

Giá cao su trên sàn Thượng Hải vẫn ổn định, sau khi kéo dài chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp. Kinh tế Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau đợt sụt giảm hồi năm ngoái do COVID-19, nhưng gần đây có dấu hiệu mất đà do dịch bệnh bùng phát trở lại, giá nguyên liệu tăng cao và chiến dịch cắt giảm lượng khí thải carbon.

Thị trường cao su thế giới đang phải đối mặt với nhiều nỗi lo như biến thể Delta đang hoành hành, giá cước vận chuyển tăng vọt và nhu cầu cao su trên toàn cầu đang chậm lại. 

Các thị trường chính nhập khẩu cao su tự nhiên sang Trung Quốc là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 127,11 triệu USD, tăng 67,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá cao su hôm nay 13/9/2021: Tăng giảm trái chiều trên sàn châu Á 
Ảnh minh họa - Internet 

Phú Yên: Cao su tăng giá nhưng lượng mủ thấp

Hiện giá mủ cao su được thương lái thu mua tăng so với giá bình quân năm trước. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài, 2 năm liền cao su giảm tái tạo mủ, năng suất thấp nên người trồng không vui. Bên cạnh đó, vườn cao su đến thời điểm thu hoạch rộ thì mưa bất thường, khiến mủ tràn xuống gốc.

Theo UBND xã Sơn Định, hiện toàn xã có 103 ha cao su, trong khi trước năm 2017, diện tích cao su lên đến 457,7 ha. Nguyên nhân dẫn đến diện tích giảm là do đợt bão cuối năm 2017 làm ngã chết cây cao su, cùng với đó 3 năm nay nắng hạn kéo dài cũng làm cho năng suất mủ cao su sụt giảm, nên nhiều người phá bỏ. 

Đang vào chính vụ thu hoạch mủ song nhiều nông hộ trồng cao su tiểu điền cũng không mặn mà. Theo ông Nguyễn Quốc Hải, Chủ tịch UBND xã Sơn Định, thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của nhân dân. Những năm gần đây, phần lớn diện tích cao su không thể khai thác mủ khi đã đến vụ, một phần vì giá thấp, một phần vì cao su ít tái tạo mủ. Riêng năm nay, sản lượng mủ giảm nhiều.

Thông thường, bước vào vụ thu hoạch mủ cao su, trên các tô đựng mủ có mái che, thế nhưng mấy năm gần đây, giá mủ thấp nên người trồng không màng đầu tư, hầu hết mái che cũ đã mục nên khi gặp mưa, nước chảy đầy tô trộn với mủ tràn xuống đất. 

Theo nhiều người trồng cao su, các vườn cao su đang xấu dần, cây không sung sức, lá không xanh như trước. Nguyên nhân là do mấy năm trước, giá mủ cao su xuống thấp, người trồng không đầu tư làm cỏ, bón phân, chăm sóc nên vườn cây kém phát triển. Cùng với đó, 3 năm liên tiếp nắng hạn kéo dài khiến thân cây mất nước, cho ít mủ, thời gian cho mủ cũng ngắn nên sản lượng thấp.