Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 5h35 ngày 18/5 (giờ địa phương) giảm 0,5% xuống 192,6 yen/kg.
Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 2,13 triệu tấn cao su, trị giá 3,18 tỷ USD, tăng 2,3% về lượng, nhưng giảm 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Tính riêng tháng 3/2019, Trung Quốc nhập khẩu 557 nghìn tấn cao su, trị giá 862,3 triệu USD, giảm 4,1% về lượng và giảm 0,4% về trị giá so với tháng 2/2019, nhưng tăng 30,1% về lượng và tăng 19,3% về trị giá so với tháng 3/2018.
Ảnh minh họa: internet
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchange
Trade Date: May 20, 2019 |
Prices in yen / kilogram |
Month |
Last Settlement Price |
Open |
High |
Low |
Close |
Change |
Volume |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
May 2019 |
201.8 |
201.8 |
201.8 |
201.0 |
201.0 |
-0.8 |
2 |
|
Jun 2019 |
202.7 |
202.7 |
202.8 |
202.0 |
202.3 |
-0.4 |
13 |
|
Jul 2019 |
202.7 |
202.7 |
203.3 |
201.8 |
202.9 |
+0.2 |
28 |
|
Aug 2019 |
199.4 |
199.4 |
199.4 |
198.8 |
198.8 |
-0.6 |
24 |
|
Sep 2019 |
194.1 |
194.1 |
194.4 |
193.5 |
193.6 |
-0.5 |
77 |
|
Oct 2019 |
192.8 |
192.8 |
193.1 |
192.2 |
192.4 |
-0.4 |
396 |
|
Total |
|
540 |
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
30 minutes delayed |
2019-05-18 02:30:00 |
Contract |
Last |
Chg |
Open Interest |
Volume |
Turnover |
Bid-Ask |
Pre-clear |
Open |
Low |
High |
ru1906 |
11875 |
-55 |
530 |
72 |
8656600 |
11090/12765 |
11930 |
11895 |
11845 |
12140 |
ru1907 |
11870 |
-135 |
284 |
50 |
6056400 |
11160/12010 |
12005 |
11955 |
11870 |
12215 |
ru1908 |
11915 |
-225 |
324 |
50 |
6147400 |
11520/12555 |
12140 |
12220 |
11915 |
12340 |
ru1909 |
12020 |
-175 |
404248 |
424714 |
51994327000 |
12015/12020 |
12195 |
12195 |
11940 |
12430 |
ru1910 |
12295 |
30 |
62 |
14 |
1729900 |
11980/12245 |
12265 |
12200 |
12200 |
12415 |
ru1911 |
12130 |
-175 |
3168 |
342 |
42389400 |
12045/12510 |
12305 |
12220 |
12130 |
12515 |
ru2001 |
13015 |
-145 |
76602 |
25900 |
3421795900 |
13015/13045 |
13160 |
13185 |
12940 |
13350 |
ru2003 |
13275 |
-35 |
24 |
|
|
/13900 |
13310 |
|
|
|
ru2004 |
13255 |
-110 |
78 |
20 |
2680500 |
13105/13595 |
13365 |
13495 |
13255 |
13515 |
ru2005 |
13215 |
-125 |
2888 |
988 |
132344500 |
13205/13210 |
13340 |
13350 |
13155 |
13540 |
Theo thitruongcaosu.net
Theo Hội đồng Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ trong năm tài chính 2018 - 2019 giảm 7,5% so với năm tài chính 2017-2018, trong khi mức tiêu thụ tăng 9%.
Theo đó, sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ trong năm tài chính 2018-2019 đạt 642 nghìn tấn; trong khi lượng tiêu thụ cao su tự nhiên đã tăng liên tục trong vài năm qua và đạt 1,21 triệu tấn trong năm tài chính 2018-2019. Do thâm hụt nguồn cung lớn, nên nhập khẩu cao su của Ấn Độ đã tăng 24% lên mức cao mới 582 nghìn tấn trong năm tài khóa 2018 -2019.
Do sản lượng thấp hơn, xuất khẩu cao su của Ấn Độ trong năm tài chính 2018 -2019 cũng giảm xuống còn 4.551 tấn so với 5.072 tấn trong năm tài chính 2017 -2018.
Giá dầu phục hồi, sự gián đoạn nguồn cung do thời tiết và những sự can thiệp ngắn hạn trong xuất khẩu là những yếu tố tăng giá cho thị trường cao su tự nhiên. Tuy nhiên, những sự thay đổi ngắn hạn trong chính sách xuất khẩu và sự không chắc chắn trong nhu cầu, triển vọngv ủa ngành cao su vẫn còn mong manh.
Xuất khẩu từ Thái Lan trong ba tháng đầu năm 2019 đạt 908kt, giảm 3% so với năm trước. Sản lượng tích lũy giữa Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam đạt tổng cộng 1,88 triệu tấn trong hai tháng đầu năm 2019, chỉ tăng 0,7% YoY, theo dữ liệu của GAPKINDO.
Suy đoán rằng ITRC sẽ hạn chế xuất khẩu cao su tự nhiên một lần nữa mang lại lợi thế hơn nữa cho thị trường. Thị trường phản ứng tích cực khi ITRC xác nhận rằng họ sẽ cắt giảm xuất khẩu 240kt trong khoảng thời gian bốn tháng bắt đầu từ tháng 4 năm 2019. Thỏa thuận cho thấy cả Indonesia và Malaysia giảm xuất khẩu 98,2kt và 15,6kt (lần lượt theo thứ tự) bắt đầu từ ngày 1 tháng 4, trong khi Thái Lan sẽ cắt giảm giao hàng 126.2kt bắt đầu từ ngày 20 tháng 5.
Tuy nhiên, vấn đề một lần nữa với hành động này là nó là một sự can thiệp ngắn hạn. Lần cuối cùng chúng ta chứng kiến ITRC can thiệp vào thị trường là vào quý 1/2018, khi cả ba nước thành viên đã đồng ý cắt giảm xuất khẩu 350kt trong ba tháng đầu năm. Mặc dù điều này có một phần hỗ trợ cho thị trường, một khi các giới hạn được dỡ bỏ, giá tiếp tục xu hướng thấp hơn trong năm 2018.
Thật khó để thấy một kịch bản khác trong lần này, đặc biệt là với kỳ vọng rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại khi chúng ta dự đoán trong suốt năm nay, mặc dù một phần lớn trong số này sẽ phụ thuộc vào cách các cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ phát triển.
Hiện tại, triển vọng thương mại không có vẻ khả quan khi Mỹ sẽ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc ngay trong tuần này.
Giá cao su SVR (F.O.B) ngày 17/5/2019
Giao tháng 6/2019 |
Giá chào bán VND/Kg |
Giá chào bán US Cents/Kg |
SVR CV |
50,985.62 |
218.54 |
SVR L |
49,888.06 |
213.84 |
SVR 5 |
35,076.66 |
150.35 |
SVR GP |
34,906.93 |
149.62 |
SVR 10 |
34,522.22 |
147.97 |
SVR 20 |
34,409.07 |
147.49 |
Ghi chú: Giá được tính từ giá CS Malaysia trừ 3% tỷ giá: 1 USD=23.330 VND (Vietcombank)
Xuất khẩu cao su của Việt Nam sau 4 tháng đầu năm 2019
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 4 xuất khẩu cao su đạt 108.4 triệu USD, giảm 24,9% so với tháng 3 do đợt nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương 10/03 và 30/04 nằm trọn trong tháng. Tuy nhiên, tổng giá trị nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 đạt 556.9 triệu USD, tăng 13.7% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường chủ lực hầu hết đều tăng trưởng, trong đó Trung Quốc dẫn đầu, chiếm 65% tổng lượng nhóm hàng, đạt 269,2 nghìn tấn, trị giá 358 triệu USD, tăng 37,38% về lượng và tăng 26,5% về trị giá so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ, đạt 33,8 nghìn tấn, trị giá 46,5 triệu USD, tăng 45,35% về lượng và 28,27% trị giá so với cùng kỳ. Kế đến là các thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Indonesia…
Đặc biệt, thời gian này xuất khẩu sang thị trường Singapore tăng vượt trội, gấp 4,4 lần về lượng (tương ứng 355%) và gấp 3,9 lần (tương ứng 299,4%) về trị giá, tuy chỉ đạt 91 tấn, 133,4 nghìn USD. Ngoài ra, cao su của Việt Nam cũng được xuất khẩu mạnh sang các thị trường như Hà Lan và Séc với tốc độ tăng lần lượt 95,15% và 80,13% về lượng.
BẢNG: Kim ngạch xuất khẩu cao su theo khối nước và một số thị trường lớn 4 tháng đầu năm 2019
T4/2019 |
Tỷ trọng |
Lũy kế 4T/2019 |
Tỷ trọng |
|
ASEAN |
2,56 |
2,36% |
14,58 |
2,62% |
TRUNG QUỐC |
71,95 |
66,37% |
358,05 |
64,29% |
NHẬT BẢN |
1,28 |
1,18% |
5,27 |
0,95% |
HÀN QUỐC |
4,00 |
3,69% |
19,63 |
3,52% |
ẤN ĐỘ |
6,35 |
5,85% |
46,54 |
8,36% |
THỔ NHĨ KỲ |
2,56 |
2,36% |
10,65 |
1,91% |
EU |
4,96 |
4,57% |
37,56 |
6,74% |
CHÂU MỸ |
1,69 |
1,56% |
7,64 |
1,37% |
HOA KỲ |
2,37 |
2,19% |
12,34 |
2,22% |
Xu hướng xuất khẩu cao su của Việt Nam gia tăng tỷ trọng tại các thị trường Ấn Độ và EU khi nguồn cung tại nơi đây thiếu hụt, bù đắp cho đà giảm trong tiêu thụ của thị trường Trung Quốc do nhu cầu sử dụng suy giảm.