Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 18/10/2019, lúc 11h40, giờ Việt Nam, kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 0,9 yên/kg, lên mức 166,9yen/kg.
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchange
Trade Date: Oct 21, 2019 |
Prices in yen / kilogram |
Month |
Last Settlement Price |
Open |
High |
Low |
Close |
Change |
Volume |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Oct 2019 |
149.0 |
149.0 |
151.0 |
149.0 |
151.0 |
+2.0 |
3 |
|
Nov 2019 |
152.0 |
152.2 |
153.7 |
152.2 |
153.7 |
+1.7 |
12 |
|
Dec 2019 |
156.9 |
156.9 |
158.8 |
156.9 |
158.2 |
+1.3 |
28 |
|
Jan 2020 |
159.9 |
159.9 |
161.4 |
159.9 |
160.9 |
+1.0 |
24 |
|
Feb 2020 |
163.2 |
164.8 |
164.8 |
164.2 |
164.3 |
+1.1 |
86 |
|
Mar 2020 |
166.0 |
166.6 |
167.6 |
166.5 |
166.9 |
+0.9 |
294 |
|
Total |
|
447 |
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
30 minutes delayed |
2019-10-19 02:30:00 |
Contract |
Last |
Chg |
Open Interest |
Volume |
Turnover |
Bid-Ask |
Pre-clear |
Open |
Low |
High |
ru1911 |
10895 |
75 |
8712 |
238 |
25929800 |
10860/10920 |
10820 |
10890 |
10860 |
10920 |
ru2001 |
11720 |
40 |
326344 |
92574 |
10864125000 |
11715/11720 |
11680 |
11750 |
11690 |
11780 |
ru2003 |
11675 |
0 |
48 |
|
|
10980/ |
11675 |
|
|
|
ru2004 |
11940 |
120 |
104 |
2 |
238800 |
11805/12520 |
11820 |
11940 |
11940 |
11940 |
ru2005 |
11905 |
50 |
113002 |
10352 |
1233398300 |
11905/11910 |
11855 |
11945 |
11875 |
11945 |
ru2006 |
12020 |
35 |
38 |
|
|
11235/ |
11985 |
|
|
|
ru2007 |
11905 |
0 |
18 |
|
|
/ |
11905 |
|
|
|
ru2008 |
12030 |
0 |
54 |
|
|
/ |
12030 |
|
|
|
ru2009 |
12065 |
65 |
12298 |
290 |
34983900 |
12045/12060 |
12000 |
12100 |
12025 |
12100 |
ru2010 |
11980 |
0 |
0 |
|
|
11205/13050 |
11980 |
Lo ngại căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu cũng gây tác động bất lợi đến giá cao su. Thái Lan đang nỗ lực xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu nông sản sang Ấn Độ, đặc biệt là cao su để cung cấp cho ngành sản xuất ô tô của nước này.
Bộ Thương mại Thái Lan sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với Bộ Thương mại Ấn Độ để tháo gỡ các rào cản thương mại hiện nay, đặc biệt là thuế quan, để đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Ấn Độ.
Thuế nhập khẩu ở mức cao khiến cao su Thái Lan trở nên kém cạnh tranh hơn tại Ấn Độ. Thuế nhập khẩu của Ấn Độ đối với cao su Thái Lan ở mức 40% và các sản phẩm khác từ cao su ở mức khoảng 25%. Trong khi các nước khác được hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu.
Thai Hua Rubber Plc đã kí một hợp đồng xuất khẩu tổng cộng 100.000 tấn cao su trị giá 7,5 tỉ baht cho các nhà nhập khẩu Ấn Độ.
Trong đó, 50.000 tấn cao su trị giá 3,75 tỉ baht được vận chuyển đến Helar Marketing & Consulting Private Ltd và phần còn lại đến Apollo Tires Ltd.
Năm 2018, thương mại hai chiều giữa Thái Lan và Ấn Độ đạt 12,5 tỉ USD, tăng 20,5% so với năm 2017. Giá trị xuất khẩu của Thái Lan đạt 7,62 tỉ USD, tăng 17,8% so với năm 2017 và giá trị nhập khẩu tăng 24,9% lên 4,86 tỉ USD.
Năm nay, Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng 8%.
Ảnh minh họa: internet
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 65% tổng kim ngạch
Thị trường Trung Quốc chiếm tới 65% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su trong tháng 9/2019 đạt 150.864 tấn, thu về 197,65 triệu USD, giá bình quân 1.310 USD/tấn, giảm 17% về lượng, giảm 19% về kim ngạch và giảm 3% về giá so với tháng 8/2019; giảm 1% về lượng, nhưng tương đương về kim ngạch và tăng 2% về giá so với tháng 9/2018.
Tính chung 9 tháng năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, giá trung bình 1.362 USD/tấn, tăng 8% về lượng, tăng 6% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 1% về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Cả năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 1,56 triệu tấn cao su, trị giá 2,09 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng nhưng lại sụt giảm 7% về trị giá so với năm 2017. Năm 2018, cao su là 1 trong 5 mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhóm nông thủy sản bị sụt giảm về kim ngạch.
Xuất khẩu cao su sang các thị trường chủ lực gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan duy trì tốc độ tăng khá.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, riêng tháng 9/2019, đạt 103.433 tấn, trị giá 133,18 triệu USD, tăng 2% về lượng và tăng 2,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 726.417 tấn, thu về 974,78 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 8,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu cao su sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt bình quân 1.342 USD/tấn, giảm 1,3%. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 65% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tháng 9/2019 giảm 11% về lượng và giảm 6,7% về kim ngạch so với tháng 9/2018, đạt 13.692 tấn, trị giá 19,35 triệu USD. Tính chung 9 tháng đầu năm 2019 đạt 93.985 tấn, trị giá 135,25 triệu USD, tăng 37,4% về lượng và tăng 36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Cao su xuất khẩu sang thị trường EU 9 tháng đầu năm 2019 đạt 57.487 tấn, trị giá 76,08 triệu USD, giảm 16,2% về lượng và giảm 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 42.411 tấn, tương đương 59,61 triệu USD, giảm 28,5% về lượng và giảm 24,9% về trị giá.
Các chuyên gia dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục gặp khó khăn do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc diễn biến khó lường, có thể sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng và gián tiếp làm giảm nhu cầu về cao su tự nhiên. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ việc Trung Quốc phá giá đồng CNY sẽ gián tiếp làm giảm giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam. Ngoài ra, một khó khăn khác là sức ép từ nguồn cung khi Indonesia và Malaysia đã hoàn tất chương trình cắt giảm xuất khẩu cao su tự nhiên trong cam kết của Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC), gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia hồi tháng 3/2019 để đẩy giá cao su tự nhiên trên thị trường quốc tế.