Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 19/8/2021, lúc 12h30, kỳ hạn tháng 11/2021, giảm nhẹ 0,8 JPY, tương đương 0,36% lên mức 223,0 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 405 CNY, tương đương 2,72%, xuống mức 14.490 CNY/tấn.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung, hiện đang ảm đảm do nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới khi số ca nhiễm COVID-19 gia tăng ngăn chặn hoạt động và nhu cầu đối với các mặt hàng công nghiệp như cao su.
Nền kinh tế Nhật Bản mở rộng hơn dự kiến trong quý II nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng tăng trưởng sẽ duy trì ở mức khiêm tốn trong quý III này do tình trạng hạn chế khẩn cấp được áp dụng để chống lại sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm COVID-19, đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp ở các khu vực bao gồm Tokyo đến giữa tháng 9 cũng như mở rộng thêm một số khu vực khác, nhật báo Sankei Shimbun đưa tin.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 491,63 nghìn tấn, trị giá 793,76 triệu USD, tăng 44,9% về lượng và tăng 82,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trung Quốc tăng hơn 70% giá trị nhập khẩu cao su Việt Nam
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021 chiếm 14,4%, tăng mạnh so với mức 10,9% của 6 tháng đầu năm 2020.
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt gần 868 triệu USD, tăng 70,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021 chiếm 14,4%, tăng mạnh so với mức 10,9% của 6 tháng đầu năm 2020.
Trong kỳ, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) đạt 1,76 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 101,47 triệu USD, tăng hơn 89% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 5,8% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, tăng so với mức 4,7% của 6 tháng đầu năm 2020.
Ngoài ra, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) đạt 2,32 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Mianmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.
Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc với 761,02 triệu USD, tăng gần 69% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 32,8% trong tổng trị giá nhập khẩu chủng loại cao su này của Trung Quốc, tăng so với mức 21,2% của 6 tháng đầu năm 2020.