Giá cao su hôm nay 20/7: Giảm mạnh khi số ca nhiễm COVID-19 biến chủng Delta tăng cao

(VOH) – Giá cao su ngày 20/7 giảm đỏ toàn thị trường, giá tại châu Á quay đầu lao dốc do lo ngại về sự gia tăng đột biến số ca nhiễm COVID-19 biến chủng Delta.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 20/7/2021, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 11/2021, giảm mạnh xuống 5,7 JPY, tương đương 2,66% xuống mức 208,6 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 20/7/2021: Giảm mạnh khi số ca nhiễm COVID-19 biến chủng Delta tăng cao 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh xuống 475 CNY, tương đương 3,50%, xuống mức 13.085 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 20/7/2021: Giảm mạnh khi số ca nhiễm COVID-19 biến chủng Delta tăng cao 2

Từ đầu tháng đến giữa tháng 7/2021, giá cao su tại châu Á biến động trái chiều, với giá tại Nhật Bản và Thái Lan giảm trong khi giá tại Trung Quốc có lúc tăng nhẹ phồi phục do nhu cầu tăng. 

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su có xu hướng giảm mạnh do lo ngại sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu và nguồn cung cao hơn sau mùa rụng lá.

Tuần trước, giá cao su tại Nhật Bản hồi phục từ mức thấp nhất 8 tháng do kỳ vọng thị trường tiêu thụ hàng đầu - Trung Quốc sẽ hỗ trợ nhiều hơn để củng cố sự phục hồi nền kinh tế sau COVID-19.

Tuy nhiên, bắt đầu tuần này giá cao su đã quay đầu giảm. Triển vọng nhu cầu cao su càng đáng lo ngại khi Tokyo đã ban bố tình trạng khẩn cấp do sự gia tăng đột biến số ca nhiễm COVID-19 biến chủng Delta ở trong nước và quốc tế, làm dấy lên lo ngại về sự hồi phục kinh tế khi mà Thế vận hội Olympic Tokyo đang cận kề. 

Hàn Quốc cũng thông báo từ ngày 12/7 áp dụng những kiểm soát nghiêm ngặt nhất từ trước tới nay ở Seoul và các khu vực lân cận để ngăn sự lây lan nhanh chóng của COVID-19.

Cước phí vận tải thủy trong 3 tháng qua đã tăng gấp 3 đến 5 lần do logistics trên toàn cầu bị đứt gãy bởi thiếu container và tắc nghẽn cảng biển ở nhiều nơi trên thế giới.

Xu hướng giảm giá của các sàn cao su châu Á thời gian qua chủ yếu là do đại dịch COVID-19 tái bùng phát trên toàn cầu, đặc biệt là biến chủng Delta và tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt kỳ vọng.

Giá cao su hôm nay 20/7/2021: Giảm mạnh khi số ca nhiễm COVID-19 biến chủng Delta tăng cao 3
Ảnh minh họa - Internet 

Lối đi nào cho ngành săm lốp?

Bên cạnh những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp săm lốp đang gặp khó khăn do giá cao su thiên nhiên và cước vận chuyển tăng cao bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngành săm lốp Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp săm lốp đang gặp khó khăn do giá cao su thiên nhiên và cước vận chuyển tăng cao bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19. Để thích ứng, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cho mình lối đi riêng.

Theo Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), hiện đang là giai đoạn vàng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu săm lốp của Việt Nam. Tỷ lệ tăng trưởng săm lốp xuất khẩu, đặc biệt như thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng mạnh ở mức 15%/năm. 

VCBS cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến hàng loạt các doanh nghiệp lớn trong ngành lốp xe tìm kiếm các quốc gia có lợi thế cạnh tranh về cao su là Thái Lan và Việt Nam để dịch chuyển chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến việc sản lượng săm lốp sản xuất và xuất khẩu tại Thái Lan và Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng ở mức 2 chữ số một vài năm trở lại đây. Thông thường, khi một thị trường bùng nổ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường khó tính như Mỹ, nước này đã làm một cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá và trợ cấp.

Với lợi thế Việt Nam là quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên lớn, các doanh nghiệp săm lốp đang có cơ hội cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tại Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).  

Bên cạnh đó, đối với thị trường châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu săm lốp của Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, với lộ trình giảm thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm đối với phụ tùng ô tô.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nhận định, với tốc độ tăng trưởng ô tô thấp trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh số lốp xe của các doanh nghiệp tại thị trường nội địa sẽ giảm trong năm 2021.