Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 20/8/2019: Giá cao su “tuột dốc”

 (VOH) - Giá tại Tokyo hôm nay 20/8 giảm mạnh sau chuỗi ngày tăng giá do các nhà đầu tư thất vọng bởi các nhà sản xuất chủ yếu không gia hạn các hạn chế xuất khẩu.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 20/8/2019, lúc 11h00, giờ Việt Nam, kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 1,1yen/kg về lmức 171,8 yen/kg. Giá giảm do các nhà đầu tư thất vọng bởi các nhà sản xuất chủ yếu không gia hạn các hạn chế xuất khẩu.

Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchange(auto u pdate)

Trade Date: Aug 20, 2019

 

Prices in yen / kilogram  

Month

Last Settlement Price

Open

High

Low

Current

Change

Volume

Aug 2019

172.5

172.0

172.1

169.4

172.0

-0.5

109

Sep 2019

176.1

175.8

176.0

170.9

173.4

-2.7

191

Oct 2019

175.9

175.9

176.0

170.9

174.3

-1.6

231

Nov 2019

175.5

175.4

175.4

171.5

174.0

-1.5

456

Dec 2019

173.9

174.7

174.7

171.5

173.2

-0.7

393

Jan 2020

172.9

173.3

173.3

170.9

171.8

-1.1

1,131

Total

 

2,511

 

Giá cao su kỳ hạn trên sàn Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm tăng 0,5% lên 11.610 CNY (1.647 USD)/tấn.

Nhà phân tích Tang Xiaonan thuộc JLC Network Technology Co Ltd. cho biết: “Von bundit công bố sẽ cắt giảm sản lượng cao su tấm hun khói (RSS) và các sản phẩm chính được giao dịch trên sàn TOCOM và SICOM là cao su RSS”.

Von Bundit Co, công ty sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất Thái Lan cho biết, vẫn hoạt động bình thường song chỉ cắt giảm sản lượng.

Trung Quốc công bố cải cách lãi suất quan trọng vào cuối tuần qua đã thúc đẩy kỳ vọng về việc giảm chi phí vay vốn sắp xảy ra trong nền kinh tế  đang gặp khó khăn, thúc đẩy giá cổ phiếu tăng trong ngày thứ hai (19/8/2019).

Đồng USD ở mức khoảng 106,58 JPY so với khoảng 106,37 JPY trong ngày thứ hai (19/8/2019).

Giá dầu tăng 2% trong ngày thứ hai (19/8/2019) sau cuộc tấn công vào cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia bởi các lực lượng Houthi Yemen, đe dọa nguồn cung dầu thô và các nền kinh tế hàng đầu sẽ đưa ra các biện pháp kích thích sự suy giảm toàn cầu.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 0,2% sau khi các thị trường chứng khoán toàn cầu tăng trong ngày thứ hai (19/8/2019), do các dấu hiệu cho thấy rằng các nền kinh tế lớn sẽ tìm cách thúc đẩy tăng trưởng chậm  chạp bằng các biện pháp kích thích mới.

Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 2/2020 trên sàn TOCOM duy trì ổn định ở mức 145,4 JPY/kg.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn SICOM tăng 0,8% lên 132,4 US cent/kg.

Khai thác mủ cao su

Ảnh minh họa: internet

Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 19/8/2019

Thị trường

Chủng loại

ĐVT

Kỳ hạn

Giá đóng cửa

Thái Lan

RSS3

USD/kg

19- Sep

 

Thái Lan

STR20

USD/kg

19- Sep

 

Malaysia

SMR20

USD/kg

19- Sep

1,33

Indonesia

SIR20

USD/kg

19- Sep

 

Thái Lan

USS3

THB/kg

19- Sep

40,07

Thái Lan

Mủ 60%(drum)

USD/tấn

19- Sep

 

Thái Lan

Mủ 60% (bulk)

USD/tấn

19- Sep

 

Singapore

19- Sep

149

RSS3

19-Oct

149,5

19-Nov

150,4

19-Dec

150,4

US cent/kg

19- Sep

129,8

TSR20

19-Oct

130,9

19-Nov

132

19-Dec

132,8

Nguồn: VITIC/Reuters

Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của Ấn Độ đạt 421,58 nghìn tấn, trị giá 758,8 triệu USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu nhập khẩu từ Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam.

Nhập khẩu cao su của Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2019 giảm chủ yếu do Ấn Độ giảm nhập khẩu cao su từ Indonesia và Hàn Quốc; trong khi nhập khẩu từ nhiều thị trường khác tăng mạnh như: Malaysia tăng 123,9%; Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 105%; Singapore tăng 72,9% và Việt Nam tăng 49,9%...

Trong 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của Ấn Độ từ Việt Nam đạt 46,96 nghìn tấn, trị giá 61,7 triệu USD, tăng 49,9% về lượng và tăng 34,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Ấn Độ tăng từ 7% trong 5 tháng đầu năm 2018, lên 11,1% trong 5 tháng đầu năm 2019.

7 tháng 2019, xuất khẩu cao su tăng – Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực

Hiện xuất khẩu cao su của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự leo thang của xung đột thương mại Mỹ – Trung, giá cao su nguyên liệu và xuất khẩu vẫn duy trì đà phục hồi do nguồn cung tại các nước sản xuất lớn bị hạn chế.

Kết thúc tháng 6/2019, xuất khẩu cao su của cả nước tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá. Sang đến tháng 7/2019 hoạt động xuất khẩu mặt hàng này vẫn duy trì được đà tăng trưởng, tuy tốc độ có giảm dần.

Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, xuất khẩu cao su tháng 7/2019 của Việt Nam đạt 167,6 nghìn tấn, trị giá 234 triệu USD, tăng 36,5% về lượng và tăng 34,2% về trị giá so với tháng 6/2019 (trước đó tháng 6/2019 tăng 58,4% về lượng và 56,1% về trị giá). Giá xuất bình quân trong tháng 1396,53 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng 6/2019, nhưng so với tháng 7/2018 tăng 5,6%.

Nâng lượng cao su xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2019 lên 781,7 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 10,7% về lượng và 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất bình quân 1426,87 USD/tấn, giảm 3,5%.

Hiện Trung Quốc sử dụng khoảng 70% cao su tự nhiên cho ngành công nghiệp sản xuất lốp xe. Việc Mỹ áp thuế lên lốp xe nói riêng và các sản phẩm làm từ cao su nói chung của Trung Quốc khiến nhập khẩu cao su của nước này có xu hướng giảm. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đã nhập gần 4,9 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, 7 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc tăng cả lượng và trị giá, tuy nhiên giá xuất bình quân giảm 3,25% xuống còn 1358,18 USD/tấn, đạt 498,54 nghìn tấn, trị giá 677,11 triệu USD, tăng 9,62% về lượng và 6,05% trị giá so với cùng kỳ. Riêng tháng 7/2019, xuất khẩu cao su sang thị trường này tăng 63,31% về lượng và 60,58% trị giá tương ứng với 111,6 nghìn tấn, trị giá 153,50 triệu USD, tuy nhiên giá xuất bình quân giảm 1,67% so với tháng 6/2019 đạt 1374,92 USD/tấn; nếu so sánh với tháng 7/2018 thì cũng tăng 21,99% về lượng và tăng 29,45% trị giá, giá xuất bình quân tăng 6,12%. Đây cũng là thị trường chiếm thị phần lớn trên 63% tổng lượng nhóm hàng xuất khẩu.

Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 3,6 triệu tấn, trị giá 5,62 tỷ USD, giảm 7,1% về lượng và giảm 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính riêng tháng 7/2019, nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 550 nghìn tấn, trị giá 890 triệu USD, tăng 25,4% về lượng và tăng 22,8% về trị giá so với tháng 6/2019; nhưng giảm 3,2% về lượng và giảm 5,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang, để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp cần đa dạng hoá mặt hàng cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó lưu ý tới thị trường Ấn Độ, nơi có ngành sản xuất lốp xe đang phát triển nhanh.

Hiện tại, xuất khẩu cao su của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự leo thang của xung đột thương mại Mỹ – Trung, giá cao su nguyên liệu và xuất khẩu vẫn duy trì đà phục hồi do nguồn cung tại các nước sản xuất lớn bị hạn chế.

Giá cao su hôm nay 19/8/2019: Tăng nóng 4,2 Yen/kg do đồng JPY giảm- Giá tại Tokyo hôm nay 19/8 tăng mạnh nhờ tăng trong bối cảnh đồng JPY giảm so với đồng USD, chứng khoán tăng mạnh và  các biện pháp kích thích của Thái Lan sẽ giúp nông dân trồng cao ...
Thị trường chứng khoán 20/8/2019: Thị trường phân hóa mạnh, VN-Index tăng nhẹ  - Phiên giao dịch sáng 20/8 diễn ra với sự phân hóa khá mạnh khi dòng tiền đang tập trung vào nhóm bất động sản và các cổ phiếu khu công nghiệp.
Bình luận