Giá cao su hôm nay 23/9: Trái chiều tại thị trường châu Á

(VOH) - Giá cao su ngày 23/9 tiếp tục biến động. Giá cao su trên sàn Trung Quốc lao dốc trước nguy cơ vỡ nợ Evergrande, trong khi sàn Nhật Bản vẫn giữ "sắc xanh".

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 23/9/2021, lúc 8h00, kỳ hạn tháng 2/2022, tăng lên mức 1,6 JPY, tương đương 0,83% lên mức 193,0 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 23/9/2021: Trái chiều tại thị trường châu Á 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh xuống 455 CNY xuống 13.485 CNY, tương đương 3,26%. 

Giá cao su hôm nay 23/9/2021: Trái chiều tại thị trường châu Á 2

Giá cao su tại Nhật Bản biến động do tâm lý rủi ro toàn cầu bởi lo ngại cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn Evergrande lan ra các thị trường rộng lớn và làm chệch hướng phục hồi từ đại dịch.

Giá cao su đi xuống ở sàn giao dịch Thượng Hải khi báo cáo kinh tế quý II/2021 thấp hơn dự báo và những lo ngại mới vẫn đang hiện hữu. 

Giá cao su tại sàn giao dịch Trung Quốc giảm mạnh do "gã khổng lồ" bất động sản Evergrande đang đối mặt với "trái bom nợ" hàng tỷ USD.

Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ cũng đang tác động đến thị trường tại Trung Quốc.

Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore ở 164,6 US cent/kg (+0,1%).

Trên sàn Singapore, giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 10/2021 đóng cửa phiên 21/9 chốt ở 160,9 US cent/kg, giảm 1,9% so với giá đóng cửa phiên 20/9. Giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 10/2021 cũng có mức giảm 0,9% xuống ở 177,4 US cent/kg.

Giá cao su hôm nay 23/9/2021: Trái chiều tại thị trường châu Á 3

Xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng 119%, giá cao su xuất khẩu cũng tăng

Bên cạnh thị trường chính Trung Quốc, xuất khẩu cao su sang Ấn Độ cũng tăng mạnh.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 47.360 tấn, trị giá 85,5 triệu USD, tăng 70,6% về lượng và tăng 119,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu sang Ấn Độ đều đạt được sự tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đáng chú ý như: SVR 20 tăng tới 1.298,1% về lượng và tăng 1.618,8% về trị giá…

Theo Cục Xuất nhập khẩu, năm 2021, nhu cầu cao su của Ấn Độ dự báo tăng mạnh khiến nước này phải nhập khẩu nhiều cao su hơn vì sản lượng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 7 cho Ấn Độ với 41.310 tấn, trị giá 78,64 triệu USD, tăng 52,5% về lượng và tăng 92,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam hiện là thị trường lớn thứ 2 cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ với 40.460 tấn, trị giá 76,8 triệu USD, tăng 50,5% về lượng và tăng 89,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Sau khi chứng kiến sự sụt giảm trong 6 năm, nhu cầu lốp xe ở Ấn Độ năm 2021 tăng, trong khi nguồn cung và sản xuất cao su trong nước bị ảnh hưởng do những biện pháp hạn chế chống dịch Covid-19 ở bang Kerala - nơi sản xuất cao su lớn nhất của Ấn Độ có thể sẽ dẫn tới nhập khẩu cao su vào nước này năm 2021 tăng mạnh. 

Các chuyên gia trong ngành đang hy vọng nhu cầu lốp xe ở Ấn Độ sẽ cải thiện đáng kể trong những tháng tới. 

Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su của Việt Nam sang Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tăng mạnh nhất là RSS1 tăng 49%, Latex tăng 39,4%, SVR CV50 tăng 33,3%...