Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 24/5/2021, lúc 15h00, kỳ hạn tháng 10/2021, giảm nhẹ xuống mức 0,1 JPY, tương đương 0,04% xuống mức 251,2 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 190 CNY lên mức 13.700 CNY (2.082 USD)/tấn.
Giá cao su thiên nhiên đã bắt đầu tăng trở lại kể từ giữa tháng 4, do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu tăng, không chỉ trong các lĩnh vực sản xuất găng tay cao su, băng dán mà trong cả ngành lốp xe.
Ngoài ra, đại dịch COVID-19 gây khó khăn cho hoạt động vận chuyển cao su (thiếu container) cũng đang ảnh hưởng tới giá cao su, gây thiếu cung cục bộ ở thị trường châu Âu và Mỹ, mặc dù tại Trung Quốc hiện chưa xảy ra hiện tượng thiếu mặt hàng này.
Tại Ấn Độ, nước tiêu thụ cao su lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc, và là nước sản xuất cao su lớn thứ 6 thế giới đang phải đối mặt với sự càn quét của đại dịch COVID-19. Bang Kerala, nơi sản xuất cao su lớn nhất của Ấn Độ, đã áp lệnh phong tỏa từ đầu tháng 5 do đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, theo Báo Thế giới & Việt Nam.
Tại Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, làn sóng tái bùng phát dịch COVID-19 cũng đang hoành hành khi tổng số ca mắc tính đến nay đã nhiều gấp 4 lần so với đầu tháng 4/2021, trong khi số ca tử vong gấp 4 lần và Bangkok trở thành tâm chấn của đại dịch.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong ba tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Malaysia, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ tăng, trong khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ lại giảm.
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng vọt cả lượng và giá trị
Ba tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng hơn 103% về lượng và tăng 128% về giá trị; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.596 USD/tấn, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Con số này tăng hơn 103% về lượng và tăng 128% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.596 USD/tấn, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong ba tháng đầu năm 2021, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) chiếm 88,23% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc, đạt 256.000 tấn, trị giá 410,89 triệu USD, tăng 98,3% về lượng và tăng 124,4% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.605 USD/tấn, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su sang thị trường Trung Quốc trong ba tháng đầu năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Giá bình quân xuất khẩu các chủng loại cao su sang Trung Quốc trong ba tháng đầu năm 2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 như cao su tổng hợp tăng 77,7%, SVR 3L tăng 23,8%..., riêng giá mặt hàng cao su tổng hợp và cao su tái sinh giảm lần lượt 63,2% và 5,1%.
Cao su Phú Riềng quyết tâm vượt kế hoạch được giao
Năm 2021, toàn thể Cao su Phú Riềng quyết tâm nỗ lực hoàn thành các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cụ thể: hoàn thành vượt mức kế hoạch Tập đoàn giao 21.300 tấn, phấn đấu đạt trên 22.000 tấn đến 23.000 tấn, vượt trên 2.000 tấn. Duy trì năng suất vườn cây đạt trên 2 tấn/ha; hàm lượng mủ nước (DRC) bình quân toàn công ty từ 32% trở lên, tỷ trọng mủ nước chiếm từ 74% trở lên trong đó mủ nước loại 1 đạt từ 99,4% trở lên.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban thu mua, tổ chức thu mua hoàn thành vượt mức kế hoạch Tập đoàn giao 8.000 tấn, phấn đấu thu mua 10.000 tấn. Tổng sản lượng chế biến phấn đấu trên 32.000 tấn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.
Tập trung vào việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành vận chuyển và chế biến, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Tổng sản lượng tiêu thụ trên 32.000 tấn, tăng cường và giữ gìn tốt mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước, tích cực quảng bá thương hiệu Cao su Phú Riềng trên thương trường.
Chủ động về đất, cây giống, phương tiện và lao động để trồng tổng số 1.209,78 ha, chất lượng vườn cây trồng tái canh tốt, tỷ lệ sống và phát triển 3 tầng lá trở lên đạt 100%, trong đó 4 tầng lá trở lên đạt trên 80%, định hình vườn cây ngay trong năm đầu. Chăm sóc, phòng trị bệnh, thâm canh tốt, đúng quy trình kỹ thuật cho 7.013,72 ha vườn cây kiến thiết cơ bản.