Chờ...

Giá cao su hôm nay 24/7/2019: Giá tại Tokyo tiếp tục giảm nhẹ

(VOH) - Giá cao su tại Tokyo hôm nay tiếp tục giảm từ mức cao nhất 3 tuần trong phiên trước đó, theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải suy giảm.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 24/7/2019, lúc 10h30, giờ Việt Nam, kỳ hạn tháng 12/2019  giảm 0,3 yen/kg về mức 186,7yen/kg.

Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchange(auto update)

Trade Date: Jul 24, 2019

 

                                                                                             Prices in yen / kilogram  

Month

Last Settlement Price

Open

High

Low

Current

Change

Volume

Jul 2019

229.2

229.2

229.2

227.0

227.0

-2.2

11

Aug 2019

227.8

226.9

227.4

226.0

226.9

-0.9

27

Sep 2019

222.0

222.0

222.0

219.2

221.7

-0.3

17

Oct 2019

210.0

210.0

210.0

208.5

209.5

-0.5

31

Nov 2019

197.6

197.0

197.6

196.1

197.6

+0.0

228

Dec 2019

187.0

186.6

186.9

185.5

186.7

-0.3

822

Total

 

1,136

 

Giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm giảm 1,4% xuống 10.585 CNY (1.539 USD)/tấn.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 0,49% sau khi các chỉ số S&P 500 và Nasdaq đạt mức cao kỷ lục trong phiên trước đó, được hỗ trợ bởi lạc quan Mỹ sẽ giải quyết xung đột thương mại với Trung Quốc.

Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn TOCOM duy trì  vững ở mức 153,3 JPY/kg.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn SICOM tăng 0,1% lên 142,3 US cent/kg.

Lấy mủ cao su

Ảnh minh họa: internet

Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 23/7/2019

Thị trường

Chủng loại

ĐVT

Kỳ hạn

Giá đóng cửa

Thái Lan

RSS3

USD/kg

19-Aug

1,77

Thái Lan

STR20

USD/kg

19-Aug

1,48

Malaysia

SMR20

USD/kg

19-Aug

1,44

Indonesia

SIR20

USD/kg

19-Aug

1,46

Thái Lan

USS3

THB/kg

19-Aug

47,36

Thái Lan

Mủ 60%(drum)

USD/tấn

19-Aug

1.290

Thái Lan

Mủ 60% (bulk)

USD/tấn

19-Aug

1.190

Singapore

19-Aug

173,8

RSS3

19-Sep

168,8

19-Oct

166,3

19-Nov

159,9

US cent/kg

19-Aug

141,9

TSR20

19-Sep

141,8

19-Oct

141,6

19-Nov

141,6

Nguồn: VITIC/Reuters

Thị trường cao su tháng 6/2016 trên thế giới giá biến động không đồng nhất, tại thị trường nội địa giá mủ cao su nguyên liệu tăng trong 20 ngày đầu tháng và giảm trở lại 10 ngày cuối tháng.

Theo Cục XNK (Bộ Công Thương), giá cao su tháng 6/2019 trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất, cụ thể:

 Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tháng 6/2019 giá cao su kỳ hạn tháng 7/2019 có xu hướng tăng mạnh so với cuối tháng 5/2019. Chốt phiên giao dịch ngày 28/6/2019, giá cao su kỳ hạn tháng 7/2019 ờ mức 234,5 Yên/kg (tương đương 2,18 USD/kg), tăng 8,6% so với cuối tháng 5/2019.

Tại Thượng Hải, tháng 6/2019 giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2019 sau khi tăng lên 12.210 NDT/tấn vào ngày 11/6/2019 đã giảm trở lại.Chốt phiên giao dịch ngày 28/6/2019, giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2019 giao dịch ở mức 11.245 NDT/tấn (tương đương 1,64 USD/tấn), giảm 7% so với cuối tháng 5/2019.

Tại Thái Lan, tháng 6/2019, giá cao su RSS3 có xu hướng tăng mạnh so với cuối tháng 5/2019. Ngày 28/6/2019 giá cao su RSS3 chào bán ở mức 61,6 Baht/kg (tương đương 2,00 USD/kg), tăng 6,1% so với cuối tháng 5/2019.

Theo Hiệp hội sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), trong 4 tháng đầu năm 2019, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt 3,95 triệu tấn, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2018; trong khi tiêu thụ cao su tự nhiên tăng 1%, lên 4,591 triệu tấn.

Tại thị trường nội địa, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước sau khi tăng trong 20 ngày đầu tháng đã giảm trở lại trong 10 ngày cuối tháng. Ngày 28/6/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy đạt lần lượt 270 đ/độ TSC và 275 đ/độ TSC, giảm 10 đ/độ TSC so với cuối tháng 5/2019.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, tháng 6/2019 cả nước đã xuất khẩu 122,7 nghìn tấn cao su, trị giá 174,45 triệu USD, tăng 58,4% về lượng và tăng 56,1% về trị giá so với tháng 5/2019 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp.

Trung Quốc lục địa vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 55,69% tổng lượng nhóm hàng xuất trong tháng, đạt 68,36 nghìn tấn, trị giá 95,59 triệu USD, tăng 35,19% về lượng và 33,18% trị giá, giá xuất bình quân giảm 1,49% so với tháng 5/2019 xuống còn 1398,28 USD/tấn.

Đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ, tuy đứng sau thị trường Trung Quốc lục địa nhưng tốc độ xuất khẩu sang thị trường này tăng khá mạnh, gấp hơn 3 lần cả về lượng và trị giá so với tháng 5/2019, tuy chỉ đạt 13,9 nghìn tấn, trị giá 20,83 triệu USD, giá xuất bình quân tăng 0,8% đạt 1496,47 USD/tấn.

Giá cao su nguyên liệu trong nước giảm nhẹ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay các vùng trồng cao su chính của Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) đã chính thức bước vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh Botryodiploidia (Botryo) xuất hiện sớm và phát triển mạnh. Trước tình hình trên, VRG đề nghị các công ty thành viên tiến hành xử lý phòng trị cụ thể đối với các vườn cây.

Lưu ý chỉ phun thuốc trị bệnh trong mùa mưa cho những cây nhiễm ở mức cấp 2 trở lên đối với vườn cây KTCB và vườn kinh doanh. Lãnh đạo VRG còn đề nghị các công ty chủ động thực hiện điều tra thường xuyên để phát hiện bệnh Botryo và phun trị kịp thời.

Thị trường cao su nguyên liệu giảm nhẹ trong tháng qua, trái ngược với xu hướng của thị trường thế giới. Thủ phủ cao su Bình Phước bắt đầu cạo mủ trở lại, giá mủ nước giảm từ 290 đồng/độ xuống 285 đồng/độ. Giá mủ tại Đồng Nai không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg. Tính trong nửa đầu năm nay, giá cao su giảm tại Bình Phước và ổn định tại Đồng Nai. Xuất khẩu cao su của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc, song giá cao su nguyên liệu và xuất khẩu vẫn duy trì đà phục hồi do nguồn cung tại các nước sản xuất lớn bị hạn chế.

Giá cao su hôm nay 23/7/2019: Giá tại Tokyo giảm còn 183,5yen/kg - Giá cao su tại Tokyo hôm nay tiếp tục đi xuống theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải. Đồng thời lo ngại nguồn cung tiếp tục được thắt chặt hơn.
Giá tiêu hôm nay 24/7/2019: Giảm 500 đồng/kg tại Gia Lai - Giá tiêu hôm nay 24/7/2019 giảm 500 đồng/kg tại Gia Lai, còn các địa phương khác tại vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam  đi ngang do nguồn cung dồi dào.