Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 24/8/2021, lúc 11h30, kỳ hạn tháng 1/2022, tăng mạnh lên mức 1,8 JPY, tương đương 0,83% lên mức 217,9 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 100 CNY, tương đương 0,70%, lên mức 14.390 CNY/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, do các nhà đầu tư mua vào kiếm lời sau khi giá giảm mạnh, song mối lo ngại về nhu cầu tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – chậm lại đã hạn chế đà tăng.
Trong tuần trước, giá cao su giảm 3,2% - tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần.
Số liệu kinh tế Trung Quốc cho thấy mức tăng trưởng chậm lại trong mấy tháng gần đây, do dịch COVID-19 mới bùng phát và lũ lụt làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Giá cao su trên thị trường châu Á tăng trở lại do nhu cầu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và châu Âu cải thiện nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi, trong khi đại dịch COVID-19 hoành hành tại các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn và ngành logistics bị gián đoạn trên toàn cầu ảnh hưởng đến nguồn cung.
Tuy nhiên, sự lây lan của biến thể Delta ở Đông Nam Á cùng dự đoán nguồn cung cao su tự nhiên tăng trong tháng 7 và tháng 8 có thể sẽ tác động đến giá cao su trong thời gian tới.
Sau khi chứng kiến sự sụt giảm trong 6 năm, nhu cầu lốp xe ở Ấn Độ năm 2021 tăng, đúng lúc nguồn cung và sản xuất cao su trong nước bị ảnh hưởng do những biện pháp hạn chế chống COVID-19.
Trong báo cáo tháng 7/2021, tổ chức các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) điều chỉnh giảm dự báo nguồn cung cao su tự nhiên thế giới năm 2021 so với báo cáo tháng 6, xuống mức còn 13,78 triệu tấn, nhưng vẫn tăng 5,2% so với năm 2020; trong khi nhu cầu cao su tự nhiên thế giới dự báo đạt 13,9 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2020.
Những tác động tiêu cực của COVID-19, khiến ngành săm lốp đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh 10% trong năm tài chính 21 với tổng lượng nhập khẩu là 4,1 vạn tấn nguyên liệu thô. Đây là con số thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
Ngoài ra, những hậu quả khác của đại dịch như thiếu chip bán dẫn, đồng USD mạnh lên, tình trạng hậu cần bị gián đoạn, chi phí vận chuyển tăng vọt bất thường… sẽ cản trở giá cao su tăng mạnh.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Vi phạm nghiêm trọng phòng dịch, nhà máy mủ cao su bị đề nghị đóng cửa
Một nhà máy chế biến mủ cao su ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã bịđề nghịđóng cửa do doanh nghiệp này vi phạm nghiêm trọng trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Chiều ngày 19/8/2021, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Đức cho biết, địa phương đã đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đóng cửa 1 nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn do doanh nghiệp này vi phạm nghiêm trọng trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Trước đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bất ngờ kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Nhà máy chế biến mủ cao su Phát Hưng (thuộc Công ty TNHH Phát Hưng, tỉnh Tây Ninh), chi nhánh tại xã Đá Bạc, huyện Châu Đức.
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn công tác ghi nhận có 50 công nhân làm việc và lưu trú tại nhà máy nhưng không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Cụ thể, doanh nghiệp này không thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động, không thành lập Tổ COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không lập cam kết đảm bảo phòng chống dịch và thống kê người lao động làm việc tại nhà máy để cung cấp cho chính quyền địa phương.
Ngoài ra, việc thực hiện “3 tại chỗ” của nhà máy này cũng không đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người lao động. Nơi nghỉ của lao động không tách biệt với nơi sản xuất, khu vực nhà ăn cho 50 lao động mà chỉ rộng 82 m2 là không phù hợp với quy định giãn cách.