Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 25/3/2022, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 7/2022, tăng mạnh lên mức 255,7 JPY/kg, tăng mạnh 2 yên, tương đương 0,79%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 50 CNY, lên mức 13.400 CNY/tấn, tương đương 0,37%.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng phiên thứ 5 liên tiếp, do đồng JPY suy yếu so với đồng USD, nguồn cung hạn chế và thị trường chứng khoán Tokyo tăng mạnh.
Mưa lớn tại Thái Lan trong tuần qua đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mủ cao su, khiến nguồn nguyên liệu thô thắt chặt và đầy giá tăng cao, thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết.
Giá bông tiếp tục tăng do xuất khẩu của Mỹ mạnh trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung.
Xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 1/2022 đạt 51,15 nghìn tấn, tăng 11,3% so với tháng 12/2021 và tăng 6,3% so với tháng 1/2021.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 37,7% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia.
Chính sách Zero COVID có cản đường xuất khẩu cao su sang Trung Quốc?
Đại diện VRA cho biết doanh nghiệp cao su của Việt Nam hưởng lợi khi mỗi tháng Trung Quốc cần nhập khẩu 385.000 tấn cao su. Tuy nhiên, chính sách Zero COVID gây gián đoạn chuỗi vận tải biển, ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 2, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 67.000 tấn, tương đương 117 triệu USD, giảm 53% về lượng và giảm 52% về trị giá so với tháng 1. Dù vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 66% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.
Đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết thông thường, Trung Quốc sẽ tiêu thụ khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên mỗi tháng, song nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng 115.000 tấn. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc khá lớn.
Tuy nhiên, VRA cho rằng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do chính sách Zero COVID của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su năm 2022.
Trong khi, mặt hàng cao su phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường biển, do vậy, các yếu tố về vận chuyển hàng hải sẽ có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam.
Trước đó, năm 2021, Trung Quốc đã từng đóng cửa một nhà ga chính tại cảng Ninh Ba - Chu Sơn, cảng nhộn nhịp thứ ba thế giới sau khi một công nhân tại đây mắc COVID-19. Đây là lần thứ hai nước này dừng hoạt động tại một trong những cảng quan trọng nhất.
Dù xuất khẩu cao su sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt song Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dạng thô. Nhiều ý kiến cho rằng điều này gây lãng phí nguyên liệu vì giá trị thấp.
Hiện khoảng 80% lượng mủ khai thác trong nước được xuất khẩu dạng nguyên liệu sơ chế (cao su tự nhiên), còn lại được đưa vào sản xuất các sản phẩm như lốp xe, găng tay, linh phụ kiện, đế giày, băng tải…Đại diện VRA thừa nhận tỷ trọng xuất khẩu cao su thô vẫn ở mức cao và cũng là hạn chế của ngành.