Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 27/7/2021, lúc 11h30, kỳ hạn tháng 11/2021, tăng nhẹ 0,9 JPY, tương đương 0,42% lên mức 215 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 30 CNY, tương đương 0,23%, lên mức 13.315 CNY/tấn.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 54,3% tổng lượng cao su xuất khẩu.
Trong tháng 5/2021, Malaysia nhập khẩu 98,56 nghìn tấn cao su tự nhiên, giảm 12,4% so với tháng 4/2021, nhưng tăng 98,5% so với tháng 5/2020.
Trong những phiên gần đây, giá cao su tại Nhật Bản phục hồi khi thị trường kỳ vọng vào những biện pháp hỗ trợ nhiều hơn của Trung Quốc để củng cố sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Nhu cầu cao su tự nhiên tăng nhờ kinh tế Mỹ, châu Âu và Anh phục hồi tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, giá cao su chịu tác động giảm khi thị trường dầu mỏ thế giới giảm trước lo ngại về khả năng bổ sung nguồn cung trong thời điểm số ca mắc COVID-19 tăng nhanh, có thể dẫn tới các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ ôtô tại nhiều thị trường chậm lại do tác động của dịch COVID-19 và nguồn cung cao su tự nhiên tăng khi các nước sản xuất vào vụ thu hoạch cũng tác động đến thị trường.
Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 5/2021 đạt 42,36 nghìn tấn, giảm 10% so với tháng 4/2021, nhưng tăng 4,1% so với tháng 5/2020.
Xuất khẩu cao su mang về 1,2 tỷ USD, tăng 88,5% trong nửa đầu năm
Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn đều tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021 nên đã mang về tổng giá trị xuất khẩu tăng 88,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 163.280 tấn, trị giá 275,4 triệu USD, tăng 97,3% về lượng và tăng hơn 92% về trị giá so với tháng 5/2021; so với tháng 6/2020 tăng 19,7% về lượng và tăng 69,6% về trị giá.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ, đạt 19.580 tấn, trị giá 34,29 triệu USD, tăng 51,4% về lượng và tăng 75,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 71% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 115.900 tấn, trị giá gần 189 triệu USD, tăng 121,8% về lượng và tăng hơn 119% về trị giá so với tháng 5/202.
Ngoài ra, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang một số thị trường tăng mạnh như: Ấn Độ tăng gần 64% về lượng và 106% về giá trị, Mỹ tăng 77% về lượng và 124,3% về giá trị, Sri Lanka tăng 181,7% về lượng và 278,5% về giá trị, Pakistan tăng 286,6% về lượng và 396,8% về giá trị…
Giá cao su trong nước đang trong giai đoạn khá ổn định, trong 10 ngày giữa tháng 7/2021, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động trong biên độ hẹp.
Lối đi nào cho ngành săm lốp?
Bên cạnh những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp săm lốp đang gặp khó khăn do giá cao su thiên nhiên và cước vận chuyển tăng cao bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Ngành săm lốp Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp săm lốp đang gặp khó khăn do giá cao su thiên nhiên và cước vận chuyển tăng cao bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19. Để thích ứng, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cho mình lối đi riêng.
VCBS cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến hàng loạt các doanh nghiệp lớn trong ngành lốp xe tìm kiếm các quốc gia có lợi thế cạnh tranh về cao su là Thái Lan và Việt Nam để dịch chuyển chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến việc sản lượng săm lốp sản xuất và xuất khẩu tại Thái Lan và Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng ở mức 2 chữ số một vài năm trở lại đây.
Với lợi thế Việt Nam là quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên lớn, các doanh nghiệp săm lốp đang có cơ hội cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tại Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
Bên cạnh đó, đối với thị trường châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu săm lốp của Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, với lộ trình giảm thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm đối với phụ tùng ôtô.