Giá cao su hôm nay 29/1/2021: Tăng mạnh khi nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao

(VOH) – Giá cao su ngày 29/1 tăng đồng loạt trên các sàn châu Á khi nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao, thúc đẩy sản xuất cao su.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 29/1/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 6/2021, tăng lên mức 6,8 JPY, ghi nhận ở mức 234,1 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 29/1/2021: Tăng mạnh khi nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 265 CNY, đạt mức 14.165 CNY (2.183 USD)/tấn.

Giá cao su thế giới hôm nay quay đầu tăng đồng loạt trên các sàn châu Á, mức chênh lệch khá cao.

Tình hình COVID-19 ngày càng nghiêm trọng trên thế giới do chủng mới của virus lây lan nhanh hơn. Hàng loạt quốc gia đang tiến hành các biện pháp phong tỏa.

Thành phố Bắc Kinh thắt chặt đi lại đối với du khách trong nước trước mùa du lịch Tết Nguyên đán cao điểm, yêu cầu xét nghiệm COVID-19 âm tính ngay cả đối với những cá nhân đến từ các khu vực có nguy cơ thấp của Trung Quốc.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài từ ngày 11-17/02/2021 khiến hạn chế nhu cầu ở nước tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới.

Nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao trong đại dịch. Giá cao su được hỗ trợ nhờ hoạt động sản xuất cao su được tăng cường, nhu cầu mủ tự nhiên của các nhà máy tăng mạnh.

Lợi nhuận tại các công ty cao su ở Trung Quốc trong tháng 12/2020 đã tăng 20,1% so với cùng tháng năm ngoái, đạt 707,11 tỷ CNY (109 tỷ USD), đánh dấu tháng tăng trưởng lần thứ 8 liên tiếp.

Nguồn cung cao su Đông Nam Á đang bị thời tiết xấu ảnh hưởng đến sản lượng mủ tự nhiên. Trong khi đó, hoạt động xuất nhập khẩu đang gặp khó khăn do dịch bệnh, các cảng biển hoạt động khó khăn khi tình trạng thiếu container khá trầm trọng.

Giá cao su hôm nay 29/1/2021: Tăng mạnh khi nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao ảnh 2

Chính phủ Ấn Độ dự chi 11 tỷ Rupee mở rộng ngành công nghiệp cao su

Asam và các bang Đông Bắc khác ở Ấn Độ đang có kế hoạch mở rộng trồng cao su trong vòng 5 năm tới.

Khi Ấn Độ giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, Assam có tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất vùng Đông Bắc. Hiện nay, chỉ có khoảng 57% nhu cầu cao su được đáp ứng từ các khu vực sản xuất trong nước. Trong đó, bang Kerala chiếm sản lượng cao nhất với diện tích tự nhiên trên 600.000 ha, Tripura với 85.083 ha.

Chính phủ đang đẩy mạnh các kế hoạch mới tăng cường việc trồng cao su như một chương trình quan trọng của đất nước. Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp nước này, ông Anand Sharma đã thúc giục chính quyền các bang có liên quan dành ưu tiên cho việc mở rộng ngành công nghiệp cao su thêm khoảng 500.000 ha trong vòng 5 năm tới. Theo đó, khoảng 11 tỷ Rupee (khoảng 150,7 triệu USD) sẽ được đầu tư vào Assam và các bang lân cận để đạt được các mục tiêu sản xuất này. Theo các nguồn tin, Ấn Độ đã nhập khẩu 457.000 tấn cao su vào năm 2020, 487.000 tấn năm 2019 và 601.000 tấn năm 2018, chủ yếu từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Giá cao su hôm nay 29/1/2021: Tăng mạnh khi nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao ảnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Xuất khẩu cao su Thái Lan thu về hơn 5,7 tỷ USD

Xuất khẩu cao su của Thái Lan sang Trung Quốc chiếm 58,51% tổng lượng cao su xuất khẩu, đạt 2,45 triệu tấn, trị giá 99,28 tỷ Baht, tương đương với 3,27 tỷ USD, tăng 4,6% về lượng và tăng gần 1% về trị giá. 

Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, trong 11 tháng năm 2020, Thái Lan xuất khẩu 2,4 triệu tấn cao su tự nhiên (mã HS 4001), trị giá 96,25 tỷ Baht, tương đương 3,17 tỷ USD, giảm 17% về lượng và giảm 19% về trị giá so với 11 tháng năm ngoái. 

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 36,2%, đạt 869,62 nghìn tấn, trị giá 34,59 tỷ Baht (tương đương 1,14 tỷ USD), giảm 22,4% về lượng và giảm 25% về trị giá.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 11 tháng năm 2020 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Malaysia và Hàn Quốc tăng, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ giảm. 

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan trong 11 tháng năm 2020 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Malaysia, Mỹ và Việt Nam giảm, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại tăng mạnh.

Bình luận