Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 3/6/2020, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 11/2020 tăng 1,8 yen/kg, ghi nhận ở mức 157,1 yen/kg.
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchang
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn TOCOM tăng 1,3 JPY tương đương 0,8% lên 156,6 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 21/5/2020.
Kỳ vọng sự hỗ trợ hơn nừa từ Ngân hàng trung ương châu Âu và chính phủ Đức đã hỗ trợ thị trường, khi nhiều nước nới lỏng các hạn chế để ngăn chặn đại dịch.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 0,7% lên 10.395 CNY/tấn.
Xuất khẩu cao su lao dốc tháng thứ 5 liên tiếp
Trong tháng 5/2020, xuất khẩu cao su Việt Nam tiếp tục giảm sâu cả lượng và giá trị xuất khẩu. Theo đó, tính chung 5 tháng đầu năm nay, giá trị thu về giảm gần 30%, chỉ đạt 470 triệu USD.
Giá xuất khẩu bình quân giảm gần 17% so với cùng kì năm 2019 xuống còn 1.200 USD/tấn. Đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp trong năm 2020, xuất khẩu cao su sụt giảm cả lượng và giá trị.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu các chủng loại cao su hầu hết đều giảm so với 4 tháng năm 2019.
Trong đó, cao su tổng hợp vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất chiếm 56,8% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 152.880 tấn, trị giá 213,66 triệu USD, giảm hơn 34% về lượng và giảm 31,5% về trị giá so với cùng kì năm 2019, chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu các chủng loại cao su khác cũng giảm mạnh so với cùng kì năm 2019 như: Latex, SVR 10, SVR 3L, SVR 20, RSS3, CVR CV60, RSS1, cao su hỗn hợp..
Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kì năm 2019, trừ SVR 20.
Trong đó, tăng mạnh nhất là cao su tái sinh, tăng đến 50,8% so với 4 tháng của năm 2919, đạt 779 USD/tấn. Tiếp theo là cao su tổng hợp, tăng 20,8% so với cùng kì năm ngoái, đạt 2.081 USD/tấn.
Ảnh minh họa - Internet
Triển vọng u ám trên thị trường cao su
Bộ Công thương cho biết, giá cao su tháng 5 tại Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc đều giảm hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Thái Lan, giá cao su RSS3 được chào bán ở mức 42,6 baht/kg (tương đương 1,34 USD/kg), giảm 0,4% so với cuối tháng 4 và giảm 22,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện một số nhà máy sản xuất lốp xe tại châu Âu và tại châu Á – Thái Bình Dương vẫn đóng cửa, hoặc chỉ sản xuất cầm chừng. Trong khi đó, giá dầu thô ở mức thấp cũng sẽ tác động tới thị trường cao su tự nhiên, do giá cao su tổng hợp sẽ ở mức thấp và cạnh tranh mạnh mẽ với cao su tự nhiên. Tại Ấn Độ, các nhà sản xuất lốp xe sử dụng 60% cao su tự nhiên và 40% cao su tổng hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể hoán đổi khi giá cao su tổng hợp rẻ chỉ bằng 2/3 so với cao su tự nhiên.
Bộ Công thương cho biết,giá cao su tháng 5 trên thị trường trong và ngoài nước ở mức thấp do nhu cầu giảm, đặc biệt trong ngành sản xuất ôtô.
Cụ thể, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tiêu thụ ôtô trên toàn cầu giảm mạnh. Trong tháng 4, tiêu thụ ôtô ở Trung Quốc khả quan hơn, nhưng ở các thị trường khác vẫn ảm đạm. Doanh số bán ôtô Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong vòng gần 2 năm, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 triệu chiếc. Tuy nhiên, doanh số bán mặt hàng này cho cả năm 2020 được dự báo giảm 15-20%.
Tại Ấn Độ, doanh số bán ôtô tháng 4 gần như bằng 0 vì chính sách phong tỏa toàn quốc kéo dài từ ngày 25/3 đến 17/5. Tại Anh, số ôtô bán ra giảm 97,3% so với tháng trước, đạt 4.321 chiếc, mức thấp nhất kể từ năm 1946.
Giá cao su hôm nay 2/6/2020: Quay đầu tăng mạnh trên cả hai sàn Tokyo và Thượng Hải – Giá cao su ngày 2/6 tăng ở cả hai sàn TOCOM và Thượng Hải, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung không được ông Trump nhắc đến khi nói về Hồng Kông.
Giá thép xây dựng hôm nay 2/6/2020: Giá thép tăng nhẹ, giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng hơn 6% – Giá thép ngày 2/6 tăng nhẹ. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay tăng vượt 100 USD/tấn. Tồn trữ quặng sắt tại cảng của Trung Quốc chạm mức thấp nhất 3,5 năm.