Giá cao su hôm nay 30/10/2020: Tiếp tục giảm nhưng thị trường dự đoán tăng vào tháng tới 

(VOH) – Giá cao su ngày 30/10 kết thúc chuỗi tăng liên tiếp, do số ca nhiễm virus corona gia tăng trên toàn cầu làm suy giảm tâm lý và nền kinh tế bị ảnh hưởng. 

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 30/10/2020, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 4/2021 giảm 3,7 JPY tương đương 1,4%, ghi nhận ở mức 258,3 JPY/kg. 

Tuy nhiên, giá hướng tới mức tăng 12% trong tuần này, tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Giá đang trên đà tăng hàng tháng là 42%, tháng tăng mạnh nhất kể từ thập niên 90.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 30/10/2020: Tiếp tục giảm nhưng thị trường dự đoán tăng vào tháng tới 

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 0,7% lên 16.500 CNY/tấn.

Số liệu thăm dò mới của về kinh tế Trung Quốc đã gây áp lực giảm giá trong phiên trước. Theo kết quả thăm dò này, các chuyên gia cho rằng, hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc sẽ tăng chậm lại trong tháng 10/2020, mặc dù nền kinh tế vẫn đang hồi phục sau đại dịch Covid-19.

Bờ Biển Ngà - nhà sản xuất ca cao lớn nhất thế giới và cũng là nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu châu Phi - đã xuất khẩu 843.913 tấn cao su thiên nhiên trong 9 tháng đầu năm 2020, cao hơn gần 40% so với cùng kỳ năm trước.

Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu lần đầu tiên tăng kỷ lục hơn 500.000 ca trong phiên 28/10.

Hàng loạt quốc gia lớn như Nga, Ý, Tây Ban Nha hay Pháp,... đã ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất kể từ tháng 5. Kỳ vọng nền kinh tế thế giới hồi phục vào cuối năm bị đe dọa bởi sự bùng phát mạnh của đại dịch, đây là lý do cho phiên rớt giá đột ngột của giá cao su thế giới vào hôm qua.

Xuất khẩu cao su đã tăng lên trong những năm gần đây, do người nông dân được thu hút bởi những lời hứa hẹn về thu nhập ổn định nên đã chuyển từ trồng ca cao sang trồng cao su nhiều hơn.

Giá cao su dự đoán tăng trở lại nhờ tình hình kinh tế và dịch bệnh ở Nhật Bản vẫn đang khả quan, kéo theo sự vực dậy của các hoạt động sản xuất. Chế biến cao su tại Nhật đang cải thiện, xu hướng kinh doanh giai đoạn tháng 7 - 9/2020 cải thiện từ mức thấp nhất 11 năm của quý trước đó, theo kết quả thăm dò của Ngân hàng trung ương Nhật Bản.

Giá cao su hôm nay 30/10/2020: Tiếp tục giảm nhưng thị trường dự đoán tăng vào tháng tới ảnh 2

Giá cao su tăng vọt vì đâu?

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) từ đầu tháng 10, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước có xu hướng tăng so với cuối tháng 9/2020.

Trên thị trường thế giới, ghi nhận gần nhất trong 10 ngày giữa tháng 10/2020, giá cao su trên các thị trường chủ chốt cũng có xu hướng tăng mạnh.

Hoạt động chế biến cao su tại Nhật Bản đang được cải thiện, dấy lên hi vọng về sự hồi phục kinh tế sau đại dịch, Cục Xuất nhập khẩu nhận định. Như vậy, đây là tháng thứ 4 liên tiếp, giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam liên tục tăng kể từ tháng 6/2020 đến nay.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội cao su-nhựa TPHCM cho biết: "Giá cao su thiên nhiên đang có xu hướng tăng do thị trường Trung Quốc nhập khẩu nhiều trong thời gian gần đây. Đáng chú ý, bất chấp dịch COVID-19, 80% doanh nghiệp trong ngành cao su đều tăng doanh thu xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm nay. 

Ngoài ra, giá cao su tăng trở lại còn do nguồn cung hạn hẹp bởi mùa mưa tại Thái Lan và tình trạng thiếu hụt lao động tại các vùng trồng cao su do các biện pháp phòng dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mủ cao su.

Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường găng tay cao su ngày càng tăng. Điển hình xuất khẩu găng tay cao su của Thái Lan tăng gần 155% trong tháng 9/2020 so với cùng kì năm ngoái.

Giá cao su hôm nay 30/10/2020: Tiếp tục giảm nhưng thị trường dự đoán tăng vào tháng tới ảnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Giá cao su thiên nhiên tăng mạnh nhất trong vòng hơn 40 năm

Thị trường cao su vừa xác lập một kỷ lục mới: Giá tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm sau khi kết quả thăm dò của Reuters cho thấy kinh tế Trung Quốc năm 2021 sẽ hồi phục mạnh sau đợt suy thoái do đại dịch Covid-19.

Đáng chú ý, tại Ấ Độ, giá cao su thiên nhiên cũng leo lên mức cao nhất 4 năm, càng làm cho thị trường cao su thế giới thêm nóng, vì Ấn Độ cũng là một thị trường tiêu thụ mạnh. Tại Ấn Độ, hiện giá cao su tấm hun khói loại 3 (RSS-3) nhập khẩu là 242,1 USD (17.850 rupee)/tạ, RSS4 giá 150 rupee/kg. Trong khi đó, giá cao su nội địa là 140 rupee/kg (giá cao su tại Ấn Độ thường rẻ hơn ít nhất 17 rupee/kg so với giá thế giới). Như vậy, giá cao su tại Ấn Độ đã tăng 78% kể từ hồi tháng 4/2020 (khi đó giá gần 100 rupee/kg).

Như vậy, chỉ trong vòng 9 phiên (16-28/10), giá cao su tại Osaka đã tăng gần 40%. Còn tính từ đầu tháng 10/2020, giá đã tăng 49,7%, là tháng tăng mạnh nhất trong vòng mấy chục năm nay (ít nhất là từ 1975). Giá cao su tại Singapore cũng đang tiến tới kết thúc một tháng tăng mạnh nhất kể từ 1997, trong khi tại Thượng Hải tăng nhiều nhất kể từ 2004, phiên 28/10 kết thúc ở mức 16.535 CNY/tấn.

Tại các nước sản xuất cao su chủ chốt, giá cũng tăng mạnh. Lũ lụt ở nhiều nơi, nhất là ở Việt Nam và miền nam Trung Quốc, đã ảnh hưởng tới một số khu vực sản xuất cao su chủ chốt.

Bình luận