Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su chiều ngày 31/8/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 1/2023, tăng lên mức 225,1 JPY/kg, tăng nhẹ 0,2 yên, tương đương 0,09%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 150, ghi nhận mức 11.735 CNY/tấn, tương đương 1,26%.
Giá cao su của Nhật Bản tiếp tục mất giá phiên thứ ba liên tiếp, bởi thị trường Thượng Hải suy yếu và đồng JPY mạnh lên so với USD.
Đồng JPY mạnh lên khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này đắt hơn khi mua bằng các đồng tiền khác.
Về phía nguồn cung, sản lượng cao su từ Thái Lan, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi các dự báo tiếp tục mưa lớn và lũ lụt trên cả nước, gồm tỉnh trồng cao su truyền thống phía nam.
Đồng đô la Mỹ được báo giá khoảng 138,88 yên, mức cao nhất kể từ ngày 21 tháng 7, tăng hơn 0,9% so với phiên trước. Đồng yên yếu đi làm cho tài sản bằng đồng yên có giá cả phải chăng hơn khi được mua bằng các loại tiền tệ khác.
Nghệ An: Lao đao vì mủ cao su rớt giá
Trước đây, cao su ở Nghệ An từng được mệnh danh là “vàng trắng”, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, thời gian qua, mủ cao su ở Nghệ An “lao dốc” rớt giá sâu, khiến cho nhiều nông dân và doanh nghiệp lao đao.
Thời điểm này dù đang trong mùa cạo mủ, nhưng đi dọc nhiều khu vực trồng cao su thuộc các huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa… dễ dàng nhận thấy nhiều vườn cây vắng bóng người thu hoạch.
Đây là thời điểm giá mủ xuống thấp nhất trong vòng khoảng 3 năm qua. Với mức giá bán như hiện nay thì người trồng cao su chỉ đủ để trang trải chi phí chăm sóc, khai thác.
Công ty TNHH MTV 1/5 (Nghĩa Đàn) cho biết: Hiện công ty chỉ còn trên 70 ha cao su ở các xã Nghĩa Thọ, Nghĩa Phú (Nghĩa Đàn). Hàng năm, công ty thu mua mủ cao su ở địa bàn Nghệ An, Thanh Hóa trên 1.000 tấn. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay cao su liên tục rớt giá, từ hơn 39.000 đồng/kg mủ khô, nay chỉ còn chưa đầy 30.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khiến mủ cao su khó bán là hiện nay thị trường Trung Quốc không tiêu thụ, chủ yếu đơn vị phải tiêu thụ thị trường trong nước.
Một số người trồng cao su ở huyện Nghĩa Đàn chia sẻ: Nếu giá mủ thấp vẫn kéo dài, người dân sẽ khó có thể đầu tư chăm sóc, tái sản xuất dẫn đến tình trạng chất lượng mủ cao su giảm.
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng về cây cao su, về lâu dài cần có sự quan tâm sớm, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sâu, các sản phẩm cao su phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu các thị trường châu Âu, nhằm đảm bảo ổn định đầu ra cho mủ cao su theo hướng bền vững.