Giá cao su hôm nay 5/8/2021: Tăng đồng loạt trên sàn châu Á

(VOH) – Giá cao su ngày 5/8 giảm mạnh trên sàn Thượng Hải, trong khi giá tại Osaka tăng nhẹ. Dự đoán trong ngắn hạn thị trường cao su tự nhiên ít có cơ hội phục hồi.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 5/8/2021, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 11/2021, tăng mạnh 1,2 JPY, tương đương 0,56% lên mức 216,2 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 5/8/2021: Quay đầu tăng đồng loạt trên sàn châu Á 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 75 CNY, tương đương 0,51%, lên mức 14.665 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 5/8/2021: Quay đầu tăng đồng loạt trên sàn châu Á 2

Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc đã được khôi phục, khiến nhu cầu nguyên liệu thô tăng mạnh trở lại. Được hỗ trợ bằng cách dỡ bỏ các hạn chế chống COVID-19, hoạt động sản xuất của Ấn Độ cũng được kỳ vọng sẽ nhanh chóng hồi phục.

Hiệp hội Các quốc gia Sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã từng kỳ vọng nhu cầu yếu ớt ở Trung Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới sẽ được bù lại một phần bởi nhu cầu mạnh lên ở Mỹ, châu Âu và Ấn Độ.

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan mới đây cho biết, xuất khẩu cao su của nước này trong 5 tháng đầu năm 2021 đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Các quốc gia Sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo, đại dịch COVID-19 đang bùng phát ở khu vực Đông Nam Á tiếp tục ảnh hưởng tới ngành sản xuất cao su trong ngắn hạn.

Đối với các công ty sản xuất của Ấn Độ, nhập khẩu cao su trở nên đắt đỏ hơn do đồng USD tăng mạnh, vận chuyển toàn cầu bị gián đoạn, các chuyến hàng bị trì hoãn và chi phí vận tải biển tăng bất thường, theo Báo Thế giới & Việt Nam.

Những yếu tố này khiến nguồn cung ứng trong nước trở thành lựa chọn ưu tiên hơn so với hàng nhập khẩu.

Nhu cầu cao su tự nhiên trên toàn cầu trong tháng 6/2021 được ước tính không tăng so với tháng trước đó, chủ yếu do nhu cầu ở Trung Quốc yếu đi.

Giá cao su hôm nay 5/8/2021: Quay đầu tăng đồng loạt trên sàn châu Á 3
Ảnh minh họa - Internet 

Giá cao su tháng 7 biến động trái chiều

Trong 10 ngày giữa tháng 7/2021, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan giảm so với 10 ngày trước đó, trong khi giá tại Trung Quốc tăng. 

Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng vào ngày 14/7 đã phục hồi trong mấy phiên gần đây, nhưng vẫn giảm so 10 ngày đầu tháng 7/2021. 

Trong những phiên gần đây, giá cao su tại Nhật Bản phục hồi khi thị trường kỳ vọng vào những biện pháp hỗ trợ nhiều hơn của Trung Quốc để củng cố sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Tại sàn SHFE Thượng Hải, ngày 19/7, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2021 giao dịch ở mức 13.365 NDT/tấn (tương đương 2,06 USD/ tấn), tăng 0,7% so với 10 ngày trước đó và tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2020. 

Tại Thái Lan, ngày 19/7 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 56,28 Baht/kg (tương đương 1,71 USD/kg), giảm 0,8% so với 10 ngày trước đó, nhưng tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới (ANRPC) giữ nguyên dự báo nguồn cung cao su tự nhiên thế giới năm 2021 ở mức 13,81 triệu tấn; trong khi nhu cầu cao su tự nhiên dự báo đạt 13,87 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2020. 

Nhu cầu cao su tự nhiên tăng nhờ kinh tế Mỹ, châu Âu và Anh phục hồi tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, giá cao su chịu tác động giảm khi thị trường dầu mỏ thế giới giảm do lo ngại khả năng bổ sung nguồn cung trong thời điểm số ca mắc COVID-19 tăng nhanh có thể dẫn tới các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch. 

ANRPC dự báo trong ngắn hạn thị trường cao su tự nhiên ít có cơ hội phục hồi do tình trạng thiếu chip ảnh hưởng đến ngành sản xuất ôtô toàn cầu, tiêu thụ ô tô tại nhiều thị trường chậm lại do tác động của dịch COVID-19, nguồn cung cao su tự nhiên tăng khi các nước sản xuất vào vụ thu hoạch… Nhu cầu nhập khẩu của quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới giảm.

Tại thị trường trong nước, trong 10 ngày giữa tháng 7/2021, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động trong biên độ hẹp.