Giá cao su hôm nay 6/2/2021: Sàn Osaka và Thượng Hải tăng giảm trái chiều

(VOH) – Giá cao su ngày 6/2 tăng mạnh, sau khi các nhà chức trách Trung Quốc thông báo các ca nhiễm Covid-19 ở mức thấp nhất trong hơn 1 tháng.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 6/2/2021, lúc 14h00, kỳ hạn tháng 7/2021, tăng lên 3,3 JPY, tương đương 1,4 ghi nhận ở mức 237 JPY/kg.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

a

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải đã giảm 1,9% xuống 14.715 CNY/tấn.

Kinh tế Nhật Bản cũng được thúc đẩy nhờ số liệu phục hồi của nền kinh tế Mỹ, giúp tăng nhu cầu đối với các mặt hàng như cao su.

Tình hình dịch dịch bệnh tại Nhật Bản đã khả quan hơn, củng cố tâm lý cho nhà đầu tư. 

Sản xuất cao su tại Trung Quốc được đảm bảo khi nước này hiện ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 ở mức thấp nhất trong hơn 1 tháng qua.

Hoạt động sản xuất cao su của các nhà máy vẫn được đảm bảo, tuy nhiên năng suất bị sụt giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao trong đại dịch.

Các nhà máy cao su ở Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Tại Ấn Độ, Asam và các bang Đông Bắc khác đang có kế hoạch mở rộng trồng cao su trong vòng 5 năm tới. Chính phủ đang đẩy mạnh các kế hoạch mới nhằm tăng cường việc trồng cao su như một chiến lược quan trọng của quốc gia.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã đề nghị chính quyền các bang có liên quan dành ưu tiên cho việc mở rộng ngành công nghiệp cao su thêm khoảng 500.000 ha trong vòng 5 năm tới.

Theo đó, khoảng 11 tỷ rupee (khoảng 150,7 triệu USD) sẽ được đầu tư vào Assam và các bang lân cận để đạt được các mục tiêu sản xuất này, Cục Xuất nhập khẩu đưa tin.

a

Doanh nghiệp cao su nhận diện khó khăn 2021

Năm 2021, nhiều doanh nghiệp ngành cao su rụt rè đặt mục tiêu lợi nhuận giảm do vẫn e ngại với tình hình dịch bệnh phức tạp...

Nhiều doanh nghiệp ngành cao su đã sớm đặt mục tiêu lợi nhuận cho năm 2021 như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hoà, Công ty Cổ phần cao su Tây Ninh...

Năm 2021, GVR dự báo tiếp tục là một năm khó khăn nhất là đối với hoạt động khai thác mủ cao su, lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất Tập đoàn do giá bán cao su vẫn ở mức thấp, khối sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt; khối khu công nghiệp chưa có tín hiệu rõ ràng về cơ chế thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… Từ năm 2021 trở đi, các dự án tái canh trồng cao su không được miễn tiền thuê đất trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. 

Chỉ số xuất khẩu cao su Việt Nam tháng 01/2021 tăng mạnh 25,9% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo từ Cục Xuất khẩu, Bộ Công Thương. Trong 10 ngày giữa tháng 1/2021 giá cao su trên thị trường châu Á tăng do các nhà đầu tư kỳ vọng về sự phục hồi nền kinh tế vững chắc của Trung Quốc. 

Những tín hiệu này dự báo triển vọng một năm tích cực cho các doanh nghiệp cao su Việt Nam. Tuy vậy, theo giới chuyên môn sẽ còn nhiều thách thức trong năm 2021 khi tình hình xuất khẩu bị hạn chế trong bối cảnh thị trường thiếu container để vận chuyển. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường lớn nhất - Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại do nước này đã mua mạnh trong những quý cuối cùng của năm 2020. 

Trên thế giới, mặc dù nhiều nước đã triển khai tiêm vaccin nhưng tình hình dịch bệnh quay trở lại với biến chủng mới tốc độ siêu lây nhiễm áp lực lên các ngành sản xuất trong đó có ôtô, do đó thị trường xuất khẩu cao su còn nhiều khó khăn, trắc trở trong năm 2021.