Giá cao su hôm nay 6/7/2021: Tiếp đà tăng, khi thị trường hồi phục

(VOH) – Giá cao su ngày 6/7 tăng trở lại, ngoại trừ giá cao su kỳ hạn tháng 7 giảm, các hợp đồng còn lại đều tăng trên sàn giao dịch châu Á.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 6/7/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 11/2021, tăng mạnh 2,6 JPY, tương đương 1,18% lên mức 223,4 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 6/7/2021: Tiếp đà tăng, khi thị trường hồi phục 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 290 CNY, tương đương 2,20%, lên mức 13.460 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 6/7/2021: Tiếp đà tăng, khi thị trường hồi phục 2

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 57,4% tổng lượng cao su xuất khẩu; tiếp đến là Đức chiếm 8,1%; Mỹ chiếm 3,9%; Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 2,6% và Phần Lan chiếm 2,4%.

Trong thời gian giữa tháng 6, giá cao su tự nhiên có chiều hướng đi xuống do thị trường lo ngại nhu cầu lốp xe giảm khi sản lượng ôtô Trung Quốc giảm bởi thiếu chip.

Ngoài ra, đợt bùng phát dịch bệnh tại một trong những cảng biển lớn nhất thế giới ở miền Nam Trung Quốc, gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động vận chuyển hàng hóa toàn cầu, cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá cao su đi xuống. 

Theo Bộ trưởng Nông, Lâm và Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhon, nước này đã xuất khẩu 132.174 tấn cao su tự nhiên, đạt giá trị 221,67 triệu USD trong nửa đầu năm 2021, tăng 7,18% về khối lượng và 38,12% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cao su thuộc Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Campuchia Him Aun ngày 4/7 cho rằng, chiến dịch tiêm phòng COVID-19 quy mô lớn và sự hồi phục kinh tế từng bước trên thế giới đã và đang thúc đẩy nhu cầu cao su toàn cầu kể từ cuối năm ngoái.

Trong tháng 4/2021, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 23,01 nghìn tấn, giảm 33,5% so với tháng 3/2021 và giảm 36,2% so với tháng 4/2020, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá cao su hôm nay 6/7/2021: Tiếp đà tăng, khi thị trường hồi phục 3

Xuất khẩu cao su 5 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá

Giá xuất khẩu bình quân cao su của Việt Nam tăng 22,2%, đạt 1.683,9 USD/tấn. Tính riêng tháng 5/2021, giá giảm 2,5% so với tháng 4/2021 nhưng tăng 44% so với cùng tháng năm 2020, đạt bình quân 1.732,4 USD/tấn. 

Cao su của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 68% trong tổng khối lượng cao su xuất khẩu của cả nước và chiếm 65% trong tổng kim ngạch, với khối lượng 375.842 tấn, tương đương 605,05 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân 1.609,9 USD/tấn, tăng 63% về lượng, tăng 96,9% kim ngạch và giá tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài thị trường chủ đạo Trung Quốc, cao su Việt Nam còn xuất khẩu sang EU 29.983 tấn, trị giá 54,66 triệu USD, giá xuất khẩu 1.823 USD/tấn tăng mạnh 53% về lượng, tăng 93% kim ngạch và giá tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 6% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ đạt 27.500 tấn, trị giá 50,24 triệu USD, giá 1.826,9 USD/tấn (tăng 66,7% về lượng, tăng 102,8% về kim ngạch và giá tăng 21,7%).

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu cao su trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 742.505 tấn, trị giá 1,08 tỷ USD, tăng tới 146% về lượng và tăng 141% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập siêu 151,43 triệu USD nhóm hàng cao su; trong khi cùng kỳ năm 2020, Việt Nam xuất siêu 27,85 triệu USD nhóm hàng này.

a
Ảnh minh họa - Internet 

Giá cao su giữa tháng 6 tiếp tục giảm vì tác động của dịch COVID-19

Giá cao su giảm do đại dịch COVID-19 tại khu vực châu Á diễn biến phức tạp khi chiến dịch tiêm vắc xin mới chỉ đang ở giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, giá hàng hóa tăng mạnh dẫn tới lạm phát tại nhiều nước ở mức cao, sẽ có ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 6/2021, giá cao su tự nhiên trên các sàn giao dịch châu Á có xu hướng giảm so với 10 ngày trước đó.

Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su giảm do đại dịch COVID-19 tại khu vực châu Á diễn biến phức tạp khi chiến dịch tiêm vắc xin mới chỉ đang ở giai đoạn đầu.

Bên cạnh đó, giá hàng hóa tăng mạnh dẫn tới lạm phát tại nhiều nước ở mức cao, sẽ có ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.

Thị trường lo ngại nhu cầu lốp xe giảm khi sản lượng ô tô Trung Quốc giảm bởi thiếu chip. Đợt bùng phát dịch tại nhiều công ty sản xuất bán dẫn quan trọng ở Đài Loan và Malaysia đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chip toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của ngành ô tô, cũng như các ngành công nghệ.

Ngoài ra, đợt bùng phát dịch bệnh tại một trong những cảng biển lớn nhất thế giới ở miền Nam Trung Quốc đã gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động vận chuyển hàng hóa toàn cầu.