Chờ...

Giá cao su hôm nay 8/3/2021: Tăng mạnh, khi sản xuất tại Mỹ phục hồi

(VOH) – Giá cao su ngày 8/3 tăng trở lại, tạo nên sự lạc quan trên các sàn châu Á khi sản xuất tại Mỹ phục hồi và tín hiệu lạc quan từ gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 8/3/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 6/2021, tăng 3,8 JPY,  ghi nhận ở mức 270,6 JPY/kg.  Kỳ hạn tháng 7/2021 ở mức gần 269 JYP/kg.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 8/3/2021: Tăng mạnh, khi sản xuất tại Mỹ phục hồi 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 5 CNY tương đương 0,03% so với phiên trước, lên mức ở 15.160 CNY/tấn.

Giá cao su thế giới hôm nay giữ đà tăng trên các sàn Châu Á với mức chênh lệch cao. 

Sản xuất cao su tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh khi dự báo ngành công nghiệp ô tô hồi phục từ quý II/2021. Tình hình COVID-19 tại Trung Quốc cũng đã "hạ nhiệt".

Gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD vừa được Mỹ thông qua đã thúc đẩy thị trường hàng hóa thế giới, trong đó có giao dịch cao su.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục tăng trưởng trong tháng 2/2021, mang lại nhiều kỳ vọng hồi phục thị trường hàng hóa sau đại dịch COVID-19, trong đó có cao su.

Ông Brandon Chan, Giám đốc điều hành của Hội đồng Cao su Malaysia (MRC), cho biết, năm ngoái, đại dịch COVID-19 đã tạo nên cú hích cho ngành cao su của Malaysia, theo Malay Mail.

Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này vượt 40 tỷ ringgit, với doanh thu xuất khẩu đạt 40,96 tỷ ringgit vào năm 2020, tăng 75,6% so với giá trị xuất khẩu ghi nhận vào năm 2019.

Trong đó, các thiết bị y tế như găng tay và ống thông tiểu chiếm đến 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vào năm 2019, hai mặt hàng y tế này chỉ góp mặt với con số 81%.

Tình hình COVID-19 tại Nhật Bản vẫn đang nhạy cảm khi Chính phủ nước này có kế hoạch gia hạn tình trạng khẩn cấp đối với các trường hợp nhiễm mới tại Tokyo và ba quận lân cận cho đến ngày 21/3/2021, lâu hơn hai tuần so với dự kiến.

Giá cao su hôm nay 8/3/2021: Tăng mạnh, khi sản xuất tại Mỹ phục hồi 2

Bệnh phấn trắng hại cây cao su

Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa thay lá là bệnh phấn trắng trên cao su. Bệnh đã làm cây bị rụng lá nhiều lần, gây mất sức cây, vì vậy làm chậm thời gian khai thác và làm giảm sản lượng mủ đáng kể. Bệnh cũng làm chậm tốc độ sinh trưởng, hoặc có thể gây chết cây ở những vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản, vườn nhân và vườn ươm giống

Triệu chứng: Chủ yếu bệnh gây hại giai đoạn ra lá non, lúc lá có màu đồng tím. Bệnh làm lá nhăn nheo, dị hình, mặt dưới lá phủ một lớp phấn trắng, sau đó bị rụng. Khi lá ở giai đoạn đã có màu xanh nhạt, vết bệnh biểu hiện là những chấm nhỏ màu vàng nhạt, trên phủ một lớp phấn trắng mỏng, sau đó vết bệnh tiếp tục phát triển, nếu nặng lá sẽ rụng. Ở các giai đoạn sau, lá bị bệnh không bị rụng, mà để lại các vết bệnh màu vàng loang lổ, với nhiều hình dạng khác nhau.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát triển: Bệnh phấn trắng do nấm Oidium hevea gây ra. Bệnh gây hại cây cao su ở mọi lứa tuổi, từ vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản, đến vườn đang khai thác. Bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn cây cao su bắt đầu ra lá mới vào đầu mùa Xuân hàng năm, nhất là khi có điều kiện lạnh, ẩm thấp và sương mù nhiều.

Một số biện pháp phòng trừ đã được áp dụng và cho hiệu quả cao:

  • Ngay từ đầu, nếu có điều kiện chọn các giống kháng bệnh để trồng, hoặc ít nhất không trồng các giỗng nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh vườn cao su ngay sau khi cây rụng lá (gom lá lại rồi rải vôi hay xịt thuốc).
  • Bón phân cân đối – hợp lý, chú ý tăng cường lượng phân Kali cho cây, nên sử dụng phối hợp phân bón lá SPC-K.
  • Thăm vườn cao su thường xuyên trong giai đoạn thay lá, để từ đó có quyết định phòng trị thích hợp, kịp thời.