Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 8/9/2021, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 1/2022, giảm mạnh xuống mức 8 JPY, tương đương 3,86% xuống mức 199,5 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 120 CNY, tương đương 0,87%, lên mức 13.860 CNY/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn Singapore vững ở 164,5 US cent/kg.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm mạnh do dữ liệu việc làm của Mỹ yếu và các chỉ báo kinh tế ở Trung Quốc – nước nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới – cũng không khả quan làm gia tăng lo ngại về khả năng nhu cầu cao su trên toàn cầu sẽ chậm lại, mặc dù kỳ vọng tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ tăng cường kích thích kinh tế giúp ngăn giá giảm mạnh.
Tuy nhiên, hy vọng về chi tiêu tài chính bổ sung của Thủ tướng mới ở Nhật Bản đã củng cố tâm lý các nhà đầu tư.
Kết quả một cuộc thăm dò của tư nhân cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc giảm mạnh vào tháng 8 do các hạn chế nhằm hạn chế chống sự lây lan của biến thể Delta đe dọa sẽ làm chệch hướng sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các dấu hiệu phục hồi kinh tế tại một số nền kinh tế lớn nhờ dịch bệnh được kiểm soát, bên cạnh các biện pháp kiểm soát dịch được nới lỏng, đã dẫn tới dự báo nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu ở mức 13,9 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2020.
Trong bối cảnh đó, Hiệp hội Các nhà sản xuất lốp xe Ấn Độ (ATMA) tiếp tục đề nghị chính phủ quốc gia này cho phép miễn thuế nhập khẩu cao su tự nhiên để hỗ trợ sản xuất trong nước.
Theo ghi nhận, ngành công nghiệp săm lốp Ấn Độ chiếm hơn 70% lượng cao su tự nhiên tiêu thụ nội địa. Do vậy, tình trạng khan hiếm nguồn cung cao su làm dấy lên lo ngại về những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất săm lốp tại quốc gia này.
Trung Quốc tăng hơn 61% giá trị nhập khẩu cao su từ Việt Nam
7 tháng đầu năm 2021, thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 15,3%, tăng mạnh so với mức 11,9% của 7 tháng đầu năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 1,07 tỷ USD, tăng 61,4% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021 chiếm 15,3%, tăng mạnh so với mức 11,9% của 7 tháng đầu năm 2020.
Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên đạt 2,03 tỷ USD, tăng 52,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 940,34 triệu USD, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 34,2% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 22,7% của 7 tháng đầu năm 2020.
Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp từ các thị trường như Malaysia, Myanmar, Lào; trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia… so với cùng kỳ năm trước.