Giá gas hôm nay 27/10/2022: Giá gas trong nước tiếp tục giảm mạnh

(VOH) – Giá gas hôm nay 27/10 giá gas trong nước và thế giới đồng loạt giảm mạnh. EU đang phải đối mặt với mức lạm phát cao ngất ngưởng do giá năng lượng tăng cao.

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 10 giảm mạnh 

Từ ngày 1/10, giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm tháng thứ sáu liên tiếp. Cụ thể, giá gas giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 67.500 đồng/bình 45kg so với tháng 9/2022. 

Giá bán lẻ gas tháng 10 tại TPHCM sẽ dao động ở mức từ 390.000 - 450.000 đồng/bình 12 kg, tùy thương hiệu. Ngoài ra, các hệ thống bán lẻ còn có các chương trình khuyến mại riêng với mức giảm giá thêm 20.000 - 50.000 đồng/bình 12 kg hoặc kết hợp thêm quà tặng. 

Như vậy, đây là tháng thứ sáu liên tiếp giá gas trong nước được điều chỉnh giảm. Lũy kế mức giảm 6 tháng qua khoảng hơn 110.000 đồng/bình 12 kg sau khi lập đỉnh lịch sử trong tháng 4 với mức bán hơn 500.000-600.000 đồng/bình 12 kg. 

Nguyên nhân giá gas trong nước tháng 10/2022 giảm là do giá gas thế giới bình quân tháng 10 chốt hợp đồng ở mức 575 USD/tấn, giảm 60 USD/tấn, điều này dẫn đến giá gas bán lẻ cũng giảm theo tương ứng. 

Hiện nay nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới.

Giá gas hôm nay 27/10/2022: Giá gas trong nước tiếp tục giảm mạnh 
Giá gas trong nước tiếp tục giảm mạnh.

Giá gas thế giới quay đầu giảm 

Giá gas hôm nay 27/10, lúc 9h30, giờ Việt Nam, giảm nhẹ 0,61%, xuống mức 6,23 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí đốt tự nhiên giao vào tháng 12/2022.

Mỹ đang xuất khẩu nhiều LNG hơn sang châu Âu do chiến tranh của Nga ở Ukraine và nguồn cung khí đốt tự nhiên trước mùa đông đang thiếu hụt. Tuy nhiên có một lượng lớn các tàu LNG của Mỹ đang chờ dỡ hàng tại các cảng của châu Âu vẫn không thể xử lý do các lô hàng LNG gia tăng.

Có 641 tàu LNG đang hoạt động trên thế giới và 60 trong số đó đang chờ “xả” nhiên liệu ở châu Âu. Theo đó, làn sóng tàu chở LNG đã lấn át khả năng dỡ hàng kịp thời của các cơ sở tái định cư châu Âu.

Vấn đề cơ sở hạ tầng cơ bản là sự thiếu hụt năng lực tái phân hóa của châu Âu do thiếu các nhà máy tái tạo và đường ống kết nối các quốc gia có cơ sở tái tạo. 

Các bộ trưởng năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) đã phải vật lộn để vượt qua những chia rẽ về cách điều chỉnh giá điện trong khối, cùng với những lỗ hổng trong đề xuất áp mức trần giá khí đốt.

Đây đang là một vấn đề cấp bách đối với EU, khi mà khối này đang phải đối mặt với mức lạm phát cao ngất ngưởng do giá năng lượng tăng cao, vốn bị trầm trọng thêm bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Mùa đông sắp kéo đến tại khu vực Bắc Bán Cầu, cùng với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng căng thẳng tại một số quốc gia EU càng khiến nhiều người quan ngại.

Bình luận