Giá lúa giá gạo trong nước ổn định
Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít. Gạo thành phẩm Đài thơm 8 Hè thu mới chất lượng đẹp, cải thiện hơn so với tuần trước và đẹp hơn so với cùng kỳ năm trước. Lúa khô Campuchia về ít, giá cao, giao dịch ít.
Giá gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Cụ thể, tại An Giang lúa tươi OM 18 đang được thương lái mua tại ruộng với mức giá 5.800 – 5.900 đồng/kg; IR 504 5.400 – 5.600 đồng/kg; Đài thơm 8 5.700 – 5.850 đồng/kg; nàng hoa 5.900 đồng/kg; lúa OM 5451 5.600 – 5.700 đồng/kg; IR 504 (khô) 6.500 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giữ mốc 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa Nhật có giá là 8.000 - 8.500 đồng/kg
Giá các loại nếp vẫn tiếp tục giữ mức giá cũ. Theo đó, nếp An Giang (tươi) dao động trong khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg, nếp Long An (tươi) có giá là 5.600 - 5.850 đồng/kg và nếp ruột duy trì khoảng giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg; nếp Long An khô 7.600 – 7.800 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.700 – 7.800 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ổn định. Cụ thể, giá gạo NL IR504 8.300 – 8.400 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.800 – 8.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Gạo Nàng Nhen có giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật đi ngang tại mốc 20.000 đồng/kg. Giá phụ phẩm cũng duy trì ổn định. Hiện giá tấm IR 504 8.500 – 8.600 đồng/kg; giá cám khô 8.700 – 8.800 đồng/kg.
Giá gạo tại Chợ
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít, chất lượng gạo giảm, giao dịch gạo tại chợ lẻ ảm đạm. Nhu cầu mua cám vẫn nhiều. Thị trường lúa Hè thu ổn định, giao dịch đều, nhu cầu mua lúa khô ít lại. Nhu cầu gạo Đài thơm ít lại, nhà máy chào bán nhiều. Nguồn lúa Hè thu còn ít, giá vững.
Giá gạo tại Siêu Thị
Gạo tài nguyên Chợ Đào MinhTtâm 5kg, giá từ 134.289đ,; Gạo Thơm Vua Gạo ST24 5kg, giá từ 135.500 đ - 207.700đ; E - Gạo Thơm ST24 Vua Gạo 5Kg, giá từ 207.700 đ; Gạo thơm đặc sản Neptune st24 túi 5kgm, giá từ 175.000 đ Gạo thơm ST24 Coop Finest 5kg, giá từ 169.000 đ; Gạo Thơm ST21 A AN Túi 5Kg, giá 104.500 đ; Gạo Trân Châu Hương 5kg, giá 105.000đ; gạo st 21 ( bao 10kg), giá 210.000 đ; Gạo Tài Nguyên Chợ Đào Minh Tâm 5Kg, giá từ 134.289 đ; Gạo thơm Hương Sen- Gạo Minh Tâm ( gạo ST24) túi 5kg, giá từ 137.000 đ; Gạo Nàng thơm Minh Tâm 5kg, giá 121.500 đ; Gạo Tám Thơm Nam Bình nhãn đỏ ST24 túi 5kg, giá từ 175.000 đ; Gạo thơm cao cấp Xuân Hồng 5kg, giá 168.500đ; Gạo nàng Hoa Xuân Hồng 5kg, giá 108.500 đ; Gạo nàng thơm Xuân Hồng 5kg, giá 122.500đ.
Tình hình xuất khẩu gạo
Về tình hình xuất khẩu gạo, hiện giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng với gạo 100% tấm. Hiện gạo 100% tấm ở mức 373 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn so với hôm qua. Gạo 5% tấm 420 USD/tấn; gạo 25% tấm 400 USD/tấn; gạo Jasmine 523 – 527 USD/tấn.
Như vậy trong tuần qua, giá gạo 100% đã tăng 13 USD/tấn, từ 360 USD/tấn lên mức 373 USD/tấn.
Giá thế giới hôm nay
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, tháng 5 xuất khẩu gạo sôi động hơn nhờ nhu cầu từ thị trường Philippines và châu Phi. Hiện nay châu Phi chủ yếu nhập lúa mì từ Nga và gạo từ các nước châu Á. Do đó, khi nguồn cung lúa mì từ Nga bị giảm do xung đột giữa Nga – Ukraina, các nước này sẽ phải tăng nhập gạo từ châu Á để bù đắp lượng thiếu hụt.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên 450 USD/tấn so với mức từ 432 - 435 USD/tấn trong tuần trước.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức từ 357 - 361 USD/tấn, giảm so với mức từ 363 - 367 USD/tấn do đồng rupee chạm mức thấp kỷ lục so với đồng USD.
Gạo 100% tấm của Pakistan sau khi tăng 5 USD/tấn đang được chào bán với giá 348 USD/tấn.
Áp lực lớn cho sản xuất lúa Hè Thu tại Vĩnh Long
Nhiều nông dân bày tỏ chưa bao giờ sản xuất lúa lại phải đắn đo, phải đối mặt với nhiều cái lo như vụ lúa Hè Thu này. Thường ở các vụ trước chỉ lo 2 cái chính là: thiếu nước và thời tiết, nhưng vụ này còn có thêm giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào tăng cao.
Vừa xuống giống vụ Hè Thu muộn 35 công ruộng cách đây ít ngày, anh Võ Quốc Phong (ấp Bờ Sao, xã Tân An Luông- Vũng Liêm), cho biết, từ vụ lúa Đông Xuân trước, anh đã lỗ 40 triệu đồng do chi phí sản xuất tăng mạnh, mà giá lúa thì đứng yên.
Trong khi đó, anh Nguyễn Hoàng Tâm (xã Tân An Luông- Vũng Liêm), cũng cho hay, vật tư nông nghiệp lên giá quá nên vụ này anh “lơi vụ” vừa để giảm chi phí đầu tư, phần cũng để nhử lúa cỏ, nên năm nay chỉ làm 2 vụ, theo báo Vĩnh Long.
Một số nông dân chia sẻ, với những diện tích có lúa cỏ, chi phí này cao gấp từ 2 - 3 lần. Lúa cỏ có thời gian sinh trưởng ngắn, trổ sớm, hạt dễ rụng, sức nảy mầm cao. Khi xuất hiện, lúa cỏ sinh trưởng khỏe lấn át lúa thường và không chịu ảnh hưởng của các loại thuốc trừ cỏ.
Ông Dương Ái Đạo, Phó Phòng NN&PTNT huyện Vũng Liêm, cho biết, vụ lúa Hè Thu này, có nhiều xã trong huyện thực hiện giãn vụ như xã Tân An Luông, Hiếu Thuận, Hiếu Nhơn, Trung Hiệp,…
Nguyên nhân là do chi phí vật tư nông nghiệp cùng các chi phí sản xuất khác cũng tăng mạnh khiến nông dân ngán ngại sản xuất. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng hạn mặn đầu năm, khiến việc xuống giống gặp khó khăn, khiến nông dân xuống giống trễ, nên chỉ làm 2 vụ. Đồng thời, tình trạng lúa cỏ, lúa lộn cũng xuất hiện nhiều.
Để bảo vệ năng suất, chất lượng lúa, khuyến cáo bà con nông dân tích cực kiểm tra đồng ruộng. Khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa đủ tiêu chuẩn chất lượng (giống nguyên chủng, giống xác nhận), hạn chế việc tự để giống qua các vụ; làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng, thoát nước tốt và bón lót cân đối, đầy đủ theo quy trình để cây lúa hút đủ chất dinh dưỡng.