Giá thép trong nước ổn định
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát không có thay đổi, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.510 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 17.510 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.910 đồng/kg.
Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 16.660 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.
Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 16.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.150 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát ổn định 4 ngày liên tiếp, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.900 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.410 đồng/kg.
Thép Việt Đức không thay đổi giá bán so với ngày hôm qua, dòng thép cuộn CB240 có giá 17.070 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 17.470 đồng/kg.
Thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.970 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.020 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.760 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.960 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Thương hiệu thép Việt Ý ổn định 4 ngày liên tiếp, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 giữ nguyên giá bán ở mức 16.920 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.420 đồng/kg.
Hòa Phát giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, hiện dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 16.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.510 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức duy trì mức giá thấp nhất trong vòng 30 ngày qua, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.820 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.470 đồng/kg.
Từ ngày 6/6 tới nay, thép VAS không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.660 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.770 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.870 đồng/kg - giữ nguyên mức giá 3 ngày liên tiếp; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.070 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 17.000 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.200 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 9/6, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 28 nhân dân tệ lên mức 4.788 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30(giờ Việt Nam).
Giá quặng sắt kỳ hạn tại châu Á giảm, với hợp đồng trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) kéo dài đà đi xuống sang phiên thứ hai liên tiếp.
Nguyên nhân là do lợi nhuận tại các nhà máy thép Trung Quốc giảm, trong bối cảnh đợt tăng giá gần đây của nguyên liệu sản xuất thép đè nặng lên tâm lý thị trường.
Theo đó, giá quặng sắt giao tháng 9/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn DCE của Trung Quốc kết thúc phiên giao dịch ban ngày thấp hơn 0,5% ở mức 926,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 138,85 USD/tấn).
Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng quặng sắt giao tháng 7/2022 được giao dịch sôi động nhất đã giảm 0,2%, ghi nhận mức 144,30 USD/tấn trong cùng ngày.
Một đợt phục hồi bắt đầu vào cuối tháng 5 đã đẩy quặng sắt trên Sàn DCE lên mức cao nhất trong 10 tháng, trong khi hợp đồng SGX đạt mức cao nhất trong gần 5 tuần.
Sự gia tăng này được củng cố bởi sự lạc quan mới về nhu cầu ở Trung Quốc - nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới. Lo lắng về việc dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng Trung Quốc bị thu hẹp đã tiếp thêm động lực cho đợt tăng giá đó.
Giá thép xây dựng tụt dốc, 5 đợt giảm trong vòng 1 tháng
Kể từ ngày 11/5, giá thép xây dựng có 5 đợt giảm liên tiếp, hiện đang dao động 16,8 - 17,9 triệu đồng/tấn.
Các thương hiệu thép lớn đồng loạt điều chỉnh giảm giá thép xây dựng 300.000-310.000 đồng/tấn. Hiện, giá thép xây dựng đang dao động 16,8-17,9 triệu đồng/tấn. Đây là đợt giảm thứ hai trong tuần đầu tháng 6.
Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh giảm 300.000 đồng/tấn đối với thép xây dựng ở cả ba miền.
Nhận định về triển vọng ngành thép năm 2022, ông Trần Đình Long, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Hoà Phát tóm gọn bằng hai chữ khó khăn.
Theo ông Long, ngành thép không còn thuận lợi như những năm trước do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung không đổi. Điều này sẽ gây áp lực lên giá thép từ nay đến cuối năm.
Mặt khác, chính sách Zero Covid khiến nhu cầu thép của Trung Quốc giảm mạnh trong khi đây lại là thị trường tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Do đó, việc Trung Quốc phong toả khiến tổng cầu trên thế giới cũng suy giảm.
Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng càng khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thép bị co hẹp.