Giá thép trong nước ổn định
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán sau khi giảm mạnh vào 1/6, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.
Thép Pomina không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.810 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.220 đồng/kg.
Thép VAS tiếp tục bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.970 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.070 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 17.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát không có biến động, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.810 đồng/kg.
Thép Việt Ý giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với thép cuộn CB240 ở mức 17.220 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.730 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức ổn định giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.120 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.780 đồng/kg.
Thép VAS, 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 16.970 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.070 đồng/kg.
Thép Việt Nhật với dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 17.170 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.370 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 ở mức 17.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát hôm nay (3/6) duy trì giá bán 3 ngày liên tiếp, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.200 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 lần lượt có mức giá 17.370 và 17.780 đồng/kg.
Thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 17.270 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.320 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.060 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 18.270 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng tăng nhẹ trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 8/6, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 nhân dân tệ lên mức 4.769 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30(giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).
Giá quặng sắt kỳ hạn đã tăng trong ngày giao dịch thứ 6 liên tiếp tính đến ngày 6/6, và hợp đồng trong ngày đã có lúc tăng 3% lên mức cao nhất là 948 nhân dân tệ/tấn được ghi nhận vào ngày 5/8/2021.
Hợp đồng này đã rút lui trong giao dịch buổi chiều và cuối cùng chốt phiên với mức tăng 0,65% đạt 925 nhân dân tệ/tấn, theo SMM Information & Technology Co, Ltd.
Trên thị trường giao ngay, giao dịch khá ảm đạm do các nhà máy thép chủ yếu đứng ngoài lề. Theo SMM Prices, quặng sắt PB ở Sơn Đông chủ yếu được giao dịch trong khoảng 985 - 999 nhân dân tệ/tấn, tăng 5 - 10 nhân dân tệ/tấn so với tuần trước.
Giá giao dịch ở Đường Sơn vào khoảng 992 - 995 nhân dân tệ/tấn, tăng 7 - 10 nhân dân tệ/tấn trên cơ sở hàng tuần. Giá SSF tại Đường Sơn chủ yếu đứng ở mức 817 nhân dân tệ/tấn, tăng 10 - 15 nhân dân tệ/tấn so với tuần trước.
Để tăng cường toàn diện sự tiến bộ và hiện đại hóa chuỗi công nghiệp, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở công nghiệp hóa mới ở khu vực Biển Bột Hải, chính quyền thành phố Đường Sơn đã đưa ra kế hoạch nâng cấp cơ sở công nghiệp trên thành phố.
Theo đó, chương trình hành động đề xuất rằng đến cuối năm 2022, các lò cao dưới 1.000 mét khối và các lò chuyển đổi dưới 100 tấn sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn.
Về cơ bản, lượng hàng tồn kho trên 35 cảng do SMM theo dõi đạt tổng cộng 127,51 triệu tấn tính đến ngày 2/6, giảm 2,17 triệu tấn so với tuần trước và tăng 7,82 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Lô hàng hàng ngày từ các cảng này tăng thêm 55.000 tấn mỗi tuần lên 3,12 triệu tấn, dự kiến sẽ tăng hơn nữa với sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất trong bối cảnh chính sách hỗ trợ. Do đó, hàng tồn kho tại cảng có khả năng tiếp tục giảm.
Mỗi tháng Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD nhập sắt thép, nguyên liệu
Trong 5 tháng đầu năm 2022, cả nước đã chi hơn 5,4 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 5,1 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 17,1% về giá trị và giảm 14,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu sắt thép của cả nước tiếp tục tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm. Cụ thể, Việt Nam đã chi khoảng 5,4 tỷ USD để nhập khẩu hơn 55,1 triệu tấn sắt thép, tăng 17,1% về giá trị và giảm 14,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam.
Tính riêng trong tháng 5 vừa qua, cả nước đã nhập khẩu khoảng 1,1 triệu tấn thép và các sản phẩm từ sắt, trị giá khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 20,6% về lượng và tăng 38,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đó, các thị trường chính cung cấp sắt thép và nguồn nguyên liệu đầu vào cho Việt Nam trong giai đoạn này là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Hiện nay, các sản phẩm sắt thép dành cho những lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí hoặc công nghiệp hỗ trợ như thép HCR, thép hợp kim… vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo đó, giá mặt hàng sắt thép trong nước tăng mạnh từ đầu năm nay cũng là hệ quả của việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thép đạt gần 2,5 triệu tấn trong 4 tháng đầu năm, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng với mặt hàng thép xây dựng, sản lượng xuất khẩu đạt 175 nghìn tấn, giảm mạnh 44% so với tháng 3 nhưng tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021.