Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 10/7/2023: Quay đầu giảm

VOH - Giá thép ngày 10/7 giảm 34  nhân dân tệ trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá sắt thép trong nước đi ngang.
Giá sắt thép xây dựng hôm nay 10/7/2023: Quay đầu giảm 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá sắt thép xây dựng giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép ngày 10/7 giao tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng giảm 34 nhân dân tệ xuống mức 3.695 nhân dân tệ/tấn.

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 10/7/2023: Quay đầu giảm 2
 

Chốt phiên giao dịch ngày ngày 8/7, giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) và Sàn giao dịch Singapore (SGX) giảm, khi các thương nhân đánh giá triển vọng nhu cầu trong khi cân nhắc mức độ mở rộng của các biện pháp kích thích kinh tế dự kiến ​​ở Trung Quốc.

Quặng sắt giao tháng 9 trên Sàn DCE của Trung Quốc đã chốt phiên với giá thấp hơn 1,9% ở mức 812,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 112,16 USD/tấn).

Trên Sàn SGX, hợp đồng chuẩn kỳ hạn tháng 8 của nguyên liệu sản xuất thép đã giảm 1,8% xuống 108,10 USD/tấn, sau khi giao dịch hầu như không đổi vào đầu phiên.

Bộ tài chính Ấn Độ cho biết trong báo cáo kinh tế hàng năm: “Những rủi ro giảm giá sắp xảy ra đối với xuất khẩu của Ấn Độ bao gồm việc Liên minh châu Âu đưa ra Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon”.

Về mặt tích cực, báo cáo cho biết giá năng lượng dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp hơn trong thời gian còn lại của năm, điều này sẽ làm giảm áp lực thâm hụt thương mại.

Nhu cầu nông thôn của Ấn Độ đang trên đà phục hồi và nước này dự kiến sẽ chứng kiến tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời gian dài. Nó đã đánh dấu những rủi ro phát sinh từ căng thẳng địa chính trị và tác động của hiện tượng thời tiết El Nino đối với ngành nông nghiệp.

Giá sắt thép trong nước đi ngang

Hầu hết các nước đều tập trung đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thép để tăng sức cạnh tranh. Trung Quốc miễn giảm, hoàn thuế với thép hợp kim, thép cuộn... để đẩy mạnh xuất khẩu. Mỹ, EU, Hàn Quốc tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thép Việt bán ra năm tháng qua chỉ đạt 10,4 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022, dù từ đầu năm đến nay thép trong nước đã có 13 phiên giảm giá.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp như Hòa Phát, Tôn Hoa Sen, Tôn Đông Á... sản xuất đa dạng sản phẩm từ thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, cán nguội, tôn mạ... đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc. Công suất sản xuất ngành thép Việt Nam đang xoay quanh mức 29 - 30 triệu tấn/năm, vượt nhu cầu sử dụng trong nước.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm của các doanh nghiệp trong hội đạt 11 triệu tấn, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thép Trung Quốc nhập vào Việt Nam vẫn tăng rất mạnh, theo VSA, đạt tới hơn 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% tổng sản lượng thép nhập khẩu.

Trung Quốc chiếm tới trên một nửa sản lượng thép trên thế giới. Ông Trần Đình Long - chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - khi phát biểu tại đại hội cổ đông gần đây cho rằng khi Trung Quốc tăng cường xuất khẩu là áp lực lớn với ngành thép trong nước.

Thực tế này đã khiến không ít doanh nghiệp ngành thép lâm vào cảnh loay hoay, công nhân "bí" việc. Nhiều doanh nghiệp thép lớn đã phải dừng nhiều lò, hoạt động chỉ khoảng 50% công suất, thậm chí thấp hơn.

Ông Nghiêm Xuân Đa - chủ tịch VSA - cho rằng thép là ngành công nghiệp xương sống, chất lượng thép tác động đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. Tiêu thụ trong nước lao dốc, xuất khẩu khó trong khi sản phẩm nhập khẩu ùn ùn khiến các doanh nghiệp thép lao đao.

Vấn đề là theo quy định của Việt Nam, thép không nằm trong mặt hàng nhóm 2 gây mất an toàn nên không yêu cầu công bố hợp quy, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu. Thép được nhập khẩu đa phần được hưởng mức thuế 0%, trong khi thép Việt Nam xuất khẩu sang nhiều nước phải chịu thuế rất cao.

Hơn nữa, các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ phôi thép đã bị dỡ bỏ, các sản phẩm thép khác như tôn mạ, tôn màu, thép cuộn cán nóng (HRC), ống thép, thép dự ứng lực đều không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào.

Một doanh nghiệp lớn trong ngành thép nhấn mạnh thép Việt xuất khẩu sang các nước phải có giấy chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn của riêng từng nước khá khắt khe. Việt Nam vẫn chấp nhận tiêu chuẩn do doanh nghiệp tự soạn và công bố.

Việc nhập khẩu tràn lan có thể khiến ngành thép trong nước đứng trước khó khăn, cắt giảm sản xuất, giảm nhân sự. Nhiều ý kiến cho rằng biện pháp quản lý chưa hợp lý.

Giá thép tại miền Bắc

Thương hiệu thép Hòa Phát tiếp đà đi ngang, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.380 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.040 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.140 đồng/kg; với thép cuộn CB240 có giá 13.740 đồng/kg.

Thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.240 đồng/kg.

Thép Việt Sing, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.060 đồng/kg; với thép cuộn CB240 ở mức 14.010 đồng/kg.

Thép VAS, thép cuộn CB240 ở mức 13.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.960 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.060 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.910 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.240 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.770 đồng/kg.

Thép VAS, hiện thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.010 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.060 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.100 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.340 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.960 đồng/kg.

Thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.100 đồng/kg.

Bình luận