Chờ...

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 6/7/2023: Tiếp đà giảm

VOH - Giá thép ngày 6/7 giảm 1 trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá sắt thép trong nước tiếp tục giảm lần thứ 13.
Giá sắt thép xây dựng hôm nay 6/7/2023: Tiếp đà giảm 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá sắt thép xây dựng giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép ngày 6/7 giao tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng giảm 1 nhân dân tệ xuống mức 3.753 nhân dân tệ/tấn.

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 6/7/2023: Tiếp đà giảm 2
 

Chốt phiên giao dịch ngày ngày 5/7, giá quặng sắt kỳ hạn tăng do thành phố sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc - TP Đường Sơn ra lệnh cắt giảm sản lượng trong tháng 7 trong bối cảnh chất lượng không khí xấu đi, khiến các thương nhân đánh giá triển vọng nhu cầu.

Giá hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đã kết thúc giao dịch trong ngày cao hơn 0,7% ở mức 828 nhân dân tệ/tấn (114,39 USD/tấn).

Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng chuẩn kỳ hạn tháng 8 của nguyên liệu sản xuất thép tăng 0,7% lên 109,60 USD/tấn.

Thép cây SRBcv1 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,5%, thép cuộn cán nóng SHHCcv1 giảm 0,4%, dây thép cuộn SWRcv1 giảm 0,8%, trong khi thép không gỉ SHSScv1 tăng 0,4%.

Các thành phần sản xuất thép khác giảm, với than luyện cốc DJMcv1 và than cốc DCJcv1 trên Sàn DCE lần lượt giảm 1,4% và 1,2%.

Việc hạn chế sản xuất thép của Đường Sơn làm tăng thêm lo ngại về triển vọng nhu cầu quặng sắt trong năm nay tại nhà sản xuất thép và tiêu thụ kim loại hàng đầu Trung Quốc, do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của nước này dường như đã mất đà trong quý hai.

Giá sắt thép trong nước tiếp tục giảm lần thứ 13

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép đã có 13 phiên hạ giá liên tiếp. Giá thép hạ nhưng tiêu thụ vẫn ảm đạm, chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước hạ 100.000 – 300.000 đồng/tấn với sản phẩm thép vằn thanh D10 CB300, xuống còn 14,06 - 15,1 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Mỹ hạ 300.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300 còn 14,06 triệu đồng/tấn. Thép cuộn CB240 đi ngang ở mức 14,11 triệu đồng/tấn.

Các doanh nghiệp khác có chung mức giảm khoảng 100.000 đồng/tấn với thép vằn thanh D10 CB300 và giữ nguyên giá với thép cuộn CB240.

Thép Hòa Phát tại miền Bắc, miền Nam hạ 100.000 đồng/tấn đối với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam xuống lần lượt 14,38 triệu đồng/tấn; 14,24 triệu đồng/tấn và 14,34 triệu đồng/tấn.

Giá thép cuộn CB240 vẫn giữ nguyên so với đợt điều chỉnh trước, ở mức 13,84-14,12 triệu đồng/tấn.

Thép miền Nam cũng giảm 100.000 đồng/tấn: giá thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này đang ở mức 14,92 triệu đồng/tấn. Thép CB240 vẫn giữ nguyên ở mức 14,82 triệu đồng/tấn.

Thép Pomina điều chỉnh giảm 100.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300 còn 15,1 triệu đồng/tấn. Giá thép cuộn CB240 đi ngang ở mức 14,79 triệu đồng/tấn.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết thị trường bất động sản chưa có tín hiệu khả quan trở lại, các dự án nhà ở xã hội mới được triển khai chưa nhiều, cùng với đó hệ thống ngân hàng siết chặt tín dụng khiến tiêu thụ thép xây dựng ở mức thấp so với kỳ vọng vào mùa xây dựng sau Tết.

Giá nguyên liệu sản xuất thép từ tháng 3 đến nay vẫn tiếp đà giảm khi thị trường trầm lắng, nhu cầu tiêu thụ thép của các nền kinh tế tiếp tục đi xuống trong nửa cuối năm 2023.

Hiện nước ta đang bước vào mùa mưa, giai đoạn thấp điểm của xây dựng khiến tiêu thụ và giá thép đi xuống.

Các doanh nghiệp thép trong nước còn đối mặt với khó khăn khi cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu. Chính vì thế, dự báo từ nay đến cuối năm, giá thép trong nước vẫn tiêu thụ kém và có thể còn nhiều đợt giảm giá tiếp theo.