Giá thép trong nước ổn định
Giá thép xây dựng mới nhất vừa được các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giảm thêm từ 200.000-410.000 đồng/tấn trong ngày 9/7. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo giá thép trong nước có thể giảm đến hết quý 3/2022.
Như vậy, sau 8 đợt giảm liên tiếp, giá thép xây dựng đã thấp hơn khoảng 3 triệu đồng/tấn so với mức đỉnh hồi tháng 3 vừa qua. Hiện giá thép mới nhất dao động trong khoảng 16-16,5 triệu đồng/tấn, tùy chủng loại và thương hiệu.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát tiếp tục ổn định giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300hiện có giá 16.650 đồng/kg.
Thép Pomina không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.000 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.560 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.
Thép Tung Ho không thay đổi giá bán so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay (11/7) bình ổn giá bán 4 ngày liên tiếp. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 16.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý tiếp tục giữ nguyên giá bán, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.560 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.060 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.510 đồng/kg.
Thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng đều không thay đổi giá bán. Thép cuộn CB240 ở mức 15.960 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.440 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán kể từ ngày 8/7, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.600 đồng/kg.
Thép Việt Đức, thép cuộn CB240 có giá 16.160 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.610 đồng/kg.
Thép VAS không có biến động. Cụ thể, thép cuộn CB240 hiện mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.
Thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.510 đồng/kg
Giá sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất Thép Vina One
Stt |
Tên sản phẩm |
Tiêu chuẩn kỹ thuật, |
ĐVT |
Đơn giá |
Địa điểm |
1 |
Vuông, hộp, ống đen Vina One |
|
|
|
|
|
Vuông hộp ống đen, độ dày 0.95-2.50mm |
ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố |
Đồng/kg |
24,545 |
Kho nhà máy |
|
Vuông hộp ống đen, độ dày ≥ 2.55mm |
ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố |
Đồng/kg |
24,364 |
Kho nhà máy |
|
Ống thép đen Ø168-Ø273mm, độ dày 4.00-10.00mm |
ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố |
Đồng/kg |
24,545 |
Kho nhà máy |
2 |
Vuông, hộp, ống mạ kẽm Vina One |
|
|
- |
|
|
Vuông hộp ống mạ kẽm, độ dày 1.00-2.00mm |
ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố |
Đồng/kg |
24,727 |
Kho nhà máy |
|
Vuông hộp ống mạ kẽm, độ dày 2.05-3.00mm |
ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố |
Đồng/kg |
26,636 |
Kho nhà máy |
|
Vuông hộp ống mạ kẽm, độ dày 3.00-5.00mm |
ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố |
Đồng/kg |
27,091 |
Kho nhà máy |
|
Vuông hộp ống mạ kẽm, độ dày > 5.00mm |
ASTM A500-JIS G3444/ theo TC công bố |
Đồng/kg |
27,091 |
Kho nhà máy |
3 |
Ống nhúng nóng Vina One Ø21-Ø273mm |
|
|
- |
|
|
Dày 1.60 - 2.00mm |
BS 1387 / theo tiêu chuẩn công bố |
Đồng/kg |
28,364 |
Kho nhà máy |
4 |
Thép hình cán nóng Vina One |
|
|
|
|
|
Thép hình cán nóng chữ U - V - I |
JIS 3101/theo tiêu chuẩn công bố |
Đồng/kg |
18,182 |
Kho nhà máy |
Giá sắt thép xây dựng giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 69 nhân dân tệ xuống mức 3.928 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).
Vào hôm thứ Ba (12/7), giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) và Sàn giao dịch Singapore (SGX) đồng loạt giảm, Reuters đưa tin.
Nguyên nhân là do lo ngại dai dẳng về nhu cầu yếu ớt ở Trung Quốc, với thông báo của nhà hoạch định chính phủ về kế hoạch xây dựng nhiều đường xá hơn trong thời gian tới.
Theo đó, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn DCE của Trung Quốc, giảm tới 4,7% xuống 709 nhân dân tệ/tấn (tương đương 105,38 USD/tấn) - mức thấp nhất kể từ ngày 6/7.
Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã giảm 3,5%, ghi nhận mức 718 nhân dân tệ/tấn.
Trên Sàn SGX, hợp đồng quặng sắt SZZFQ2 giao tháng 8/2022 giảm 2,4% xuống 107,40 USD/tấn, sau khi giảm xuống mức thấp nhất tính đến thời điểm này trong năm là 105,80 USD/tấn trước đó.
Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng tổng cộng 461.000km đường quốc lộ vào năm 2035, nhiều hơn so với con số 382.000km vào cuối năm 2021, đồng thời cũng tăng gấp đôi hỗ trợ cơ sở hạ tầng để phục hồi nền kinh tế.
Dữ liệu hôm thứ Hai (11/7) cho thấy, mức cho vay ngân hàng mới ở Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến trong tháng 6 - một phần do hỗ trợ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, đã không thể thúc đẩy thị trường kim loại đen kỳ hạn ở nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới.
Bắc Kinh được cho là đang xem xét việc cho phép các chính quyền địa phương bán 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 220 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt trong nửa cuối năm nay để tăng cường hơn nữa nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng.
Những sóng gió đe dọa đà phục hồi của ngành thép ASEAN
Trong bối cảnh lạm phát leo thang và căng thẳng địa chính trị kéo dài, việc đưa nhu cầu tiêu thụ thép của các thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở lại mức trước đại dịch COVID-19 là một thách thức không hề nhỏ.
Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine và lạm phát leo thang, triển vọng thị trường thép càng thêm bất định khi hoạt động xây dựng tiếp tục đình trệ vì COVID-19, cũng như khi tăng trưởng ngành ô tô chững lại, theo S&P Global Commodity Insights.
Viện Sắt và Thép Đông Nam Á (SEAISI) cũng cảnh báo rằng các doanh nghiệp ngành thép trong khu vực sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung thép bán thành phẩm và than luyện cốc mới vì xung đột Nga – Ukraine khiến lượng hàng nhập khẩu từ hai nước này giảm mạnh.
Một số nguồn tin của S&P Global cho rằng nhu cầu tiêu thụ thép của khu vực ASEAN có thể trở lại mức trước đại dịch sớm nhất là vào năm 2023.
Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) dự báo năm 2022, nhu cầu tiêu thụ thép của của ASEAN đạt khoảng 76,1 triệu tấn, tăng 4,8% so với mức 72,6 triệu tấn vào năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mốc 80,3 triệu tấn của năm 2019, tức trước khi đại dịch bùng phạt.