Giá thép xây dựng trong nước ổn định
Giá thép xây dựng trong nước ổn định, hiện ở mức bình quân 18.250-18.500 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Hôm nay, thương hiệu Hòa Phát giữ nguyên mức giá 6 ngày liên tiếp, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên, có giá 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina tại thị trường miền Nam, với thép cuộn CB240 giữ nguyên giá 6 ngày liên tiếp ở mức 17.510 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 đang ổn định nhiều ngày liên tiếp ở mức 17.610 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Tung Ho, với giá thép cuộn CB240 đang ở mức 17.810 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
Thương hiệu thép Miền Nam, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức giá 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức giá 17.810 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Thương hiệu thép Hòa Phát, các sản phẩm của hãng giữ nguyên giá nhiều ngày liên tiếp. Với giá thép cuộn CB240 ở mức 18.270 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.810 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý, thép cuộn CB240 giữ nguyên giá ở mức cao 6 ngày liên tiếp, hiện có giá 18.170 đồng/kg. Còn thép D10 CB300 ổn định giá từ ngày 12/5 tới nay, ở mức 17.560 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức, giá bán thép cuộn CB240 ở mức 18.110 đồng/kg. Thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Thương hiệu thép Kyoei, với thép cuộn CB240 ở mức 18.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Công ty thép Thái Nguyên, với thép cuộn CB240 đang có giá 17.960 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức giá 17.710 đồng/kg.
Thương hiệu thép Mỹ ổn định giá 6 ngày liên tiếp, hiện thép cuộn CB240 ở mức giá 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tại thị trường miền Trung, thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát giữ nguyên giá ở mức cao nhiều ngày liên tiếp, với thép cuộn CB240 ở mức 18.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên, có giá 17.810 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 18.420 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 không thay đổi, hiện ở mức 18.060 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Pomina trong ngày làm việc đầu tuần thông báo tiếp tục giữ nguyên giá, với thép cuộn CB240 có giá 17.810 đồng/kg; thép D10 CB300 đang ở mức 17.910 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 24/5, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 63 nhân dân tệ xuống mức 4.573 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Giá quặng sắt đã “cổ vũ” cho quyết định của Trung Quốc trong việc cắt giảm lãi suất chuẩn đối với các khoản thế chấp bằng một biên độ rộng bất ngờ, và có một số yếu tố cho thấy một đợt phục hồi mới đang xuất hiện.
Theo đánh giá của cơ quan báo cáo giá hàng hóa Argus, giá quặng sắt 62% Fe giao ngay tới miền Bắc Trung Quốc đã đạt 135,90 USD/tấn vào ngày 20/5, tăng 5,7% so với ngày trước đó và đóng cửa với mức cao nhất kể từ ngày 6/5.
Giá quặng sắt nội địa kỳ hạn trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) cũng có cùng chiều hướng, với mức tăng khiêm tốn hơn là 3,4% lên mức 827 nhân dân tệ/tấn (tương đương 123,62 USD/tấn) vào cùng ngày 20/5.
Trung Quốc đã giảm lãi suất cơ bản cho khoản vay 5 năm thêm 15 điểm cơ bản xuống 4,45% trong lần ấn định hàng tháng vào ngày 20/5. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi cơ chế lãi suất được sửa đổi vào năm 2019.
Động thái này được các nhà phân tích coi là một nỗ lực nhằm thúc đẩy lĩnh vực bất động sản và xây dựng, vốn chiếm khoảng 25% nền kinh tế và đang gặp khó khăn.
Vào tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh điều chỉnh chính sách để đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở lại mức mà ông gọi là “tăng trưởng bình thường”.
Cần chủ động phòng vệ thương mại cho ngành thép xuất khẩu
Trước bối cảnh các mặt hàng thép xuất khẩu liên tiếp bị Mỹ khởi xướng điều tra PVTM, các chuyên gia thương mại khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thép cần chủ động theo dõi danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị Mỹ điều tra do Bộ Công Thương cập nhật định kỳ để xây dựng kế hoạch kinh doanh, xuất khẩu phù hợp.
Theo VSA, sản phẩm sắt thép xuất khẩu của Việt Nam có thể bị kiện PVTM ở bất cứ quốc gia nào, thị trường lớn hay nhỏ, bởi đây là một xu thế tất yếu trong thời gian tới. Do thép Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nên việc đối mặt với các vụ kiện PVTM là điều không tránh khỏi.
Thách thức đặt ra là rất lớn, do đó các doanh nghiệp sản xuất thép cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kinh nghiệm, cải thiện công tác quản trị, thiết lập các chuỗi giá trị để mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm hạn chế rủi ro PVTM ở một số thị trường.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành thép trong nước cần chủ động tìm hiểu, nâng cao năng lực, mở rộng chuỗi giá trị, chú trọng sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để hạn chế tối đa những nguyên cớ để các nước mở điều tra PVTM.