Giá thép trong nước ổn định
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát không thay đổi giá bán, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Thép VAS duy trì giá bán so với ngày hôm qua, dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 15.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.300 đồng/kg.
Thép Tung Ho với 2 sản phẩm của hãng gồm hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.020 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.530 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.180 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.040 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý không có biến động, hiện thép cuộn CB240 dừng ở mức 15.050 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.
Thép Việt Đức tiếp tục bình ổn, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.050 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS, với thép cuộn CB240 có giá 14.640 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.200 đồng/kg.
Thép Việt Sing duy trì ổn định trở lại, với thép cuộn CB240 có giá 15.080 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.690 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.950 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.660 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.090 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 15.100 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.860 đồng/kg.
Thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 15.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì mức giá 15.500 đồng/kg.
Thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.700 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng tăng nhẹ trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 9/8, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 6 nhân dân tệ lên mức 4.108 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Vào hôm thứ Hai (8/8), giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) và Sàn giao dịch Singapore (SGX) tiếp đà đi lên, Reuters đưa tin.
Nguyên nhân là do biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép ở Trung Quốc được cải thiện, khuyến khích các nhà máy dần khởi động lại các lò cao không tải và tăng cường nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép.
Theo đó, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 1/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn DCE của Trung Quốc, kết thúc giao dịch ban ngày cao hơn 4,3% ở mức 737,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 109,06 USD/tấn).
Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã chạm mức cao nhất theo ghi nhận kể từ ngày 1/8 là 745,50 nhân dân tệ/tấn.
Trên Sàn SGX, hợp đồng quặng sắt SZZFU2 giao tháng 9/2022 tăng 3,6% lên mức 113,05 USD/tấn, kéo dài đà phục hồi của ngày thứ Sáu (5/8) tuần trước sau đợt giảm 5 phiên.
Thị trường đang kỳ vọng rằng, sản lượng thép ở Trung Quốc sẽ giảm để góp phần đơn giản hóa mục tiêu khử cacbon trong nửa cuối năm, và điều này cũng đang hỗ trợ giá quặng sắt.
Lượng mua quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng 3,1% so với một năm trước đó và tăng 3% so với tháng 6.
Sự gia tăng này xuất phát từ bối cảnh biên lợi nhuận và giá thép phục hồi, bất chấp những lo ngại về nhu cầu thép yếu, đặc biệt là từ lĩnh vực bất động sản yếu kém của Trung Quốc.
Nhà phân tích hàng hóa Vivek Dhar của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Thật ngạc nhiên khi thấy nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc tăng hàng tháng trước áp lực liên tục đối mặt với ngành thép của Trung Quốc”.
Việt Nam tiếp tục nhập siêu thép trong 7 tháng đầu năm
Theo MXV, trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn đang nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép các loại. Hạn chế của ngành thép là mới chỉ đáp ứng nhu cầu xây dựng, còn thép trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí, hoặc công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa thể đáp ứng được.
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 7, xuất khẩu sắt thép các loại của nước ta đạt mức 613.454 tấn, giảm 28,7% so với tháng 6. Trong khi đó, nhập khẩu sắt thép đạt mức 909.245 tấn, giảm 26,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng luỹ kế từ đầu năm, xuất khẩu sắt thép giảm mạnh hơn 22% trong khi nhập khẩu suy yếu gần 8%.
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất thép trong nước đang có những bước tiến rõ rệt và hạn chế sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Ngành thép Việt Nam cũng đã gặt hái được thành tựu to lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử xuất siêu thép vào năm 2021. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn đang nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép các loại. Theo MXV, hạn chế của ngành thép là mới chỉ đáp ứng nhu cầu xây dựng, còn thép trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí, hoặc công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa thể đáp ứng được.