Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng phiên thứ 6 liên tiếp và có chuỗi tăng dài nhất kể từ giữa tháng 5/2020, do nhu cầu nội địa tăng mạnh và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của nước này, đẩy giá quặng sắt giao ngay tăng.
Giá thép thế giới giảm mạnh
Giá thép hôm nay giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 50 đồng nhân dân tệ xuống 3.745 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00, ngày 04/09, giờ Việt Nam.
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Giá thép cây xây dựng ghi nhận mức tăng 0,5%, trong khi thép cuộn cán nóng và thép không gỉ giảm lần lượt 0,3% và 2,3%.
Tại Sàn giao dịch Đại Liên, hợp đồng quặng sắt giao tháng 1/2021 đóng cửa ở mức 857,5 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,9% so với chốt phiên giao dịch trước đó. Giá than luyện cốc tăng 1,5%, trong khi than cốc tăng vọt lên mức 2,2%.
Tại Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 10 tăng 5,8% lên ngưỡng 129 USD/tấn. Đây cũng là phiên tăng thứ 5 liên tiếp được ghi nhận trên Sàn.
Richard Lu, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn CRU tại Bắc Kinh cho biết, các lò cao sản xuất thép của Trung Quốc đang hoạt động với công suất vượt trội, qua đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ quặng sắt tăng mạnh.
Theo Mysteel, nhu cầu thép nội địa tại Trung Quốc sẽ được cải thiện trong tháng này do các nhà máy tiếp tục duy trì sản lượng cao và các nhà sản xuất thép vẫn tích cực lấp đầy kho hàng hóa của mình.
Ở Trung Quốc, tháng 9 và tháng 10 thường là thời điểm bội thu của ngành sản xuất thép do mưa bão diễn ra nhiều hơn, nhu cầu sửa chữa, xây dựng vì thế cũng tăng cao.
Đặc biệt là trong tháng 9 này, nhu cầu tiêu thụ thép tại Trung Quốc được dự đoán sẽ gia tăng mạnh mẽ do Chính phủ đã và đang áp dụng một loạt các biện pháp phục hồi, tăng trưởng nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Theo đó, giá sắt thép tại quốc gia tỉ dân cũng sẽ được điều chỉnh tăng lên.
Cụ thể là khởi động các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới, tái phát triển những khu dân cư cũ, đồng thời phân bổ các gói ưu đãi kích thích phát triển ngành sản xuất ô tô.
Một nhà kinh doanh thép cây xây dựng có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc thừa nhận: “Hiện tại ở Quảng Đông, trời vẫn còn nóng nên doanh số bán hàng chưa có sự bùng nổ”. Tuy vậy, ông vẫn đang tìm kiếm nguồn cung cấp thêm khoảng 200.000 tấn sản phẩm thép cây để chuẩn bị cho nhu cầu cao điểm sắp tới.
Trong 2 ngày đầu của tháng 9, tổng sản lượng giao dịch thép xây dựng của Trung Quốc (bao gồm thép cây và thép cuộn) chỉ đạt 210.000 tấn. Con số này được các thương nhân kinh doanh sắt thép nhận định là khá thấp, My Steel Global đưa tin.
Lượng thép nhập khẩu của Việt Nam tăng trong 8 tháng
Việt Nam đã chi hơn 5.6 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu hơn 9.7 triệu tấn thép và sắt trong 8 tháng đầu năm nay, giảm 13.2% về giá trị và tăng 0.9% về lượng so với cùng kỳ kỳ năm ngoái.
Các thị trường chính cung cấp thép và sắt cho Việt Nam trong giai đoạn này bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, theo Hiệp hội Thép Việt Nam hôm thứ Năm.
Chỉ trong tháng 8, nước này đã nhập khẩu 1.6 triệu tấn các sản phẩm trị giá 828 triệu đô la Mỹ, tăng 25% về lượng và giảm 0.2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo hiệp hội.
Năm 2019, Việt Nam đã rót gần 9.5 tỷ đô la Mỹ vào nhập khẩu khoảng 14.6 triệu tấn sắt thép, tăng 7.6% về lượng nhưng giảm 4.2% về giá trị so với năm 2018, theo Tổng cục Thống kê.
Trong khi đó, quốc gia này thu về khoảng 4.2 tỷ đô la Mỹ từ xuất khẩu gần 6.6 triệu tấn sản phẩm, tăng 5.4% về lượng và giảm 8.5% về giá trị, văn phòng cho biết.