Giá thép xây dựng hôm nay 11/6/2020: Giá thép, giá quặng sắt tăng do nguồn cung thấp

(VOH) – Giá thép ngày 11/6 tăng, do sự không chắc chắn về cung cầu, trong bối cảnh tiêu thụ thép Trung Quốc tăng mạnh và lo ngại virus corona toàn cầu.

Giá thép xây dựng hôm nay tăng 

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 3 nhân dân tệ/tấn xuống 3.599 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam) ngày 11/6.

Hợp đồng tương lai thép không gỉ trên sàn Thượng Hải, giao tháng 8, giảm 0,9% xuống còn 12.870 nhân dân tệ/tấn, giá thép cuộn cán nóng giao sau tăng 0,7% lên 3.554 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt giao ngay đối với với hàm lượng sắt 62% cho Trung Quốc đã giảm xuống còn 105 USD/tấn vào thứ Ba (9/6).

Công suất sử dụng hàng tuần tại các lò cao của 163 nhà máy thép Trung Quốc giảm xuống 79,3% hôm 5/6/2020, giảm nhẹ so với 79,6% tuần trước đó. 

Hợp đồng tương lai quặng sắt được giao trong tháng 9 tại Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã tăng 0,2% lên 772 nhân dân tệ/tấn (tương đương 109,18 USD).

Giá quặng sắt giao sau đến Trung Quốc tăng mạnh và tiếp tục nhích nhẹ vào phiên giao dịch hôm thứ Tư (10/6), do bất ổn về cung cầu trong bối cảnh tiêu thụ thép của Trung Quốc tăng mạnh và lo ngại về đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Giá tại cổng nhà máy của Trung Quốc trong tháng 5/2020 giảm mạnh nhất hơn 4 năm, gây áp lực đối với lĩnh vực sản xuất do đại dịch Covid-19 làm giảm dòng chảy thương mại và nhu cầu toàn cầu.

Trung tâm khai thác than đán Sơn Tây – Trung Quốc sẽ đóng cửa tất cả các mỏ khai thác than đá quy mô nhỏ, với công suất hàng năm dưới 600.000 tấn vào cuối năm 2020.

Các nhà sản xuất và doanh nghiệp Trung Quốc cũng không thể xuất hàng tồn kho dư thừa bán ra thị trường toàn cầu do cuộc khủng hoảng COVID-19.

Trong khi đó, mùa mưa xuất hiện sớm ở khu vực phía Nam Trung Quốc, nơi có các hoạt động xây dựng cường độ cao hơn các khu vực khác, làm lo ngại nhu cầu về vật liệu xây dựng không đảm bảo.

Giá thép xây dựng hôm nay 11/6/2020: Giá thép, giá quặng sắt tăng do nguồn cung thấp

Ảnh minh họa - Internet 

Các nhà sản xuất thép châu Âu hôm thứ Hai kêu gọi Liên minh châu Âu cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu đe doạ tiềm tàng tới ngành công nghiệp nặng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Các chuyến hàng hàng tuần chủ yếu quặng sắt vẫn đang biến động và đại dịch gia tăng ở Brazil đã trở thành tâm điểm của thị trường, theo Huatai Futures.

Nhu cầu thép ở Ấn Độ khó có thể phục hồi trong quí III. Gần 60% người dân Ấn Độ dự đoán nhu cầu thép chỉ có thể phục hồi sau quí III, khi các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và công nhân quay trở lại làm việc cùng các biện pháp hỗ trợ tài chính từ chính phủ.

Idmir Demir Selic (IDC), một trong những nhà sản xuất phôi và thép cây lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, đã đình chỉ hoàn toàn các nhà máy luyện kim và cán của mình kể từ ngày 8/4 khi COVID-19 bùng phát, và tiếp tục vận hành sản xuất thép cây và thép góc trong hai ca vào ngày 21/4.

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu cùng các cơ quan khoa học khác đã kêu gọi giảm lượng khí thải nhà kính (GHG) trên toàn cầu. Theo đó, để đạt được các mục tiêu trên, việc sản xuất than sẽ phải giảm mạnh vào năm 2030.

Hiệp hội Thép Thế giới dự báo nhu cầu thép sẽ hồi phục vào năm 2021

Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) dự báo sản lượng thép thô toàn cầu năm 2020 sẽ ở mức 1,65 tỷ tấn, sau đó tăng 3,8% lên 1,71 tỷ tấn vào năm 2021. Dự báo này dựa trên giả định hầu hết các quốc gia sẽ nới lỏng các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 vào tháng 6 hoặc tháng 7/2020, nhưng vẫn duy trì các biện pháp giãn cách xã hội, và sẽ không bùng phát làn sóng Covid-19 thứ 2 ở những nền kinh tế có ngành luyện thép phát triển. Các hoạt động kinh tế dự báo sẽ hồi phục trong quý 3/2020.

Các lĩnh vực sử dụng thép đều bị ảnh hưởng bởi chính sách phong tỏa, khiến các nhà máy phải tạm dừng hoạt động. Đặc biệt, các lĩnh vực sản xuất máy móc và ô tô dự báo sẽ còn bị ảnh hưởng kéo dài, đó là chưa kể đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Những thay đổi về quy trình làm việc trong các ngành sử dụng thép để đáp ứng các yêu cầu về giãn cách xã hội sẽ còn tiếp tục được áp dụng. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới năng suất cũng như kế hoạch mở rộng sản xuất.

Nhu cầu thép của EU năm 2019 giảm 5,6% do sản xuất suy yếu kéo dài, năm 2020 tiếp tục gặp khó do các biện pháp giãn cách xã hội khiến đơn đặt hàng sụt giảm. Ngành ô tô dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi đó lĩnh vực xây dựng dự báo sẽ tương đối ổn định.

Ở các nền kinh tế phát triển, nhu cầu thép dự kiến sẽ giảm 17,1% trong năm 2020. Mặc dù các ngành sử dụng thép không bị ảnh hưởng nhiều như ác ngành dịch vụ và tiêu dùng. Tuy nhiên, chi tiêu sụt giảm, thị trường lao động và niềm tin tiêu dùng yếu đi sẽ ảnh hưởng lây lan tới các lĩnh vực sử dụng thép. Nhiều doanh nghiệp thu lỗ, thậm chí phá sản, niềm tin kinh doanh sa sút và các biện pháp giãn cách xã hội sẽ khiến cho tiêu thụ thép trong nhóm các nước này đến năm 2021 cũng chỉ hồi phục được một phần những gì đã mất của năm nay (tăng 7,8% trong năm tới).

Giá Bitcoin hôm nay 11/6/2020: Tăng mạnh sát ngưỡng 10.000 USD  – Giá Bitcoin ngày 11/6 tăng kéo theo nhiều đồng tiền điện tử khác cũng tăng mạnh, Bitcoin hiện dao dịch với mức hơn 9.900 USD.

Giá gas hôm nay 10/6/2020: Giảm hơn 1%  - Giá gas ngày 10/6 giảm sau phiên tăng trước đó, trong bối cảnh sản lượng vẫn tiếp tục tăng nhưng nhu cầu vẫn chưa được cải thiện.