Giá thép thế giới giảm mạnh
Giá thép hôm nay giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 44 đồng nhân dân tệ xuống 3.783 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00, ngày 12/08, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép không gỉ tăng nhanh tại Trung Quốc đã giúp giá niken (thành phần chính của công nghiệp sản xuất thép) duy trì ổn định trong thời gian gần đây.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng, rời khỏi chuỗi giảm 2 phiên liên tiếp, bởi tồn trữ quặng sắt tại các cảng giảm và nhu cầu tại các lĩnh vực hạ nguồn tăng.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 2,3% lên 834 CNY (119,89 USD)/tấn, trong đầu phiên giao dịch giá quặng sắt tăng 4,5% lên 852 CNY/tấn.
Tồn trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc tính đến tuần kết thúc ngày 7/8/2020 giảm tuần thứ 2 liên tiếp xuống 116,15 triệu tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên Sàn giao dịch kim loại London (LME), giá niken đạt mức cao nhất trong hơn 7 tháng qua với 14.300 USD/tấn, tăng hơn 30% kể từ mức thấp nhất được ghi nhận trong tháng 3 năm nay là 10.865 USD/tấn.
Các nhà phân tích dự đoán, lệnh đóng cửa do tác động của đại dịch COVID-19 và sự đình trệ sản xuất trên khắp thế giới sẽ khiến cho sản lượng thép không gỉ sụt giảm nghiêm trọng.
Ước tính đến cuối năm nay, thép không gỉ toàn cầu sẽ chỉ đạt tổng sản lượng khoảng 2,35 triệu tấn. Theo đó, giá sắt thép sẽ điều chỉnh giảm nhẹ trong thời gian tới.
Nhà phân tích Jim Lennon của Macquarie ước tính chỉ tính riêng trong tháng 7, các nhà máy Trung Quốc đã sản xuất khoảng 2,875 triệu tấn thép không gỉ, tăng 4,8% so với cùng kì năm ngoái, theo thông tin từ Reuters.
Giá đồng trên Sàn Thượng Hải trong hôm thứ Hai (10/8) đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng qua. Tương tự, tại Sàn giao dịch London, giá đồng cũng sụt giảm do sự thiếu chắc chắn về việc Mỹ sẽ thông qua gói hỗ trợ tài chính mới cho nền kinh tế hay không.
Hợp đồng kim loại đồng giao trong tháng 9 trên Sàn Thượng Hải giảm xuống còn 49.580 nhân dân tệ/tấn (tương đương với 7.115,28 USD/tấn), mức thấp nhất kể từ ngày 8/7.
Giá đồng kì hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London giảm 0,6% xuống còn 6.270,50 USD/tấn, đây cũng là mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ thời điểm giữa tháng 5 năm nay.
Trong bối cảnh đó, ngành thép của Mỹ Latinh đã ghi nhận mức sụt giảm sản lượng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Trong tháng 6, sản lượng thép thô của khu vực là 6,648 triệu tấn, thấp hơn 3,6% so với tháng 5 và 29% so với cùng kì năm ngoái.
Cũng trong tháng 6, tổng sản lượng thép thô của thế giới giảm lần lượt 0,3% so với tháng 5 và 6,9% so với tháng 6/2019. Riêng Trung Quốc báo cáo mức giảm 0,8% so với tháng 5 nhưng tăng 4,5% so với tháng 6 năm ngoái.
Giá thép xây dựng trong nước tiếp tục tăng
Theo ước tính, thép xây dựng sẽ tăng giá thêm 150.000 đồng/tấn so với hiện tại, đưa giá thép hầu hết các sản phẩm vượt lên trên 15 triệu đồng/tấn. Giữa tháng 6 vừa qua, thép xây dựng cũng có đợt tăng giá khoảng 200.000 đồng/tấn. Việc tăng giá bán đều được giải thích do giá nguyên liệu thế giới tiếp tục tăng từ đầu tháng 6 đến nay như phế liệu tăng thêm khoảng 30 USD/tấn; Tập đoàn Giang Tô Shagang, nhà sản xuất thép tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã tăng giá bán thép thanh và thép cuộn trong nước từ giữa tháng 6 thêm 50 NDT/tấn (khoảng 7 USD/tấn); ở Nhật Bản, Tokyo Steel tăng giá niêm yết sản phẩm dầm, thép thanh và thép cuộn thêm lần lượt 5.000 yên/tấn (khoảng 47 USD/tấn) cho bán hàng tháng 7…
Tại Việt Nam, Hiệp hộp thép Việt Nam cho biết Formosa Hà Tĩnh đưa ra giá mới cho lô hàng tháng 8 tới khách hàng trên cơ sở cá nhân, như đã thực hiện trong tháng 5, với giá thép cán nóng tăng thêm 25 USD/tấn so với tháng trước đó.
Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), nhận định giá nguyên liệu thép thế giới tăng liên tục nên bắt buộc giá bán trong nước cũng phải đi lên, mặc dù dịch Covid-19 đã tác động khiến sức tiêu thụ sản phẩm này sụt giảm. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình tiêu thụ thép các loại của các doanh nghiệp đạt hơn 10,4 triệu tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 1,85 triệu tấn, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm 2019. Theo dự báo của VSA, tiêu thụ ngành thép trong nước và thế giới vẫn tiếp tục đứng ở mức thấp.
7 tháng đầu năm, tiêu thụ ống thép Hòa Phát giảm hơn 11.000 tấn
Theo tin từ Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG), lũy kế 7 tháng đầu năm 2020 tổng sản lượng tiêu thụ ống thép Hòa Phát đạt 422.300 tấn, giảm gần 3% so với con số 433.700 tấn cùng kì 2019.
Trong đó, sản lượng lượng xuất khẩu 7 tháng năm nay đạt 10.800 tấn. Thị trường xuất khẩu của Ống thép Hòa Phát chủ yếu gồm Mỹ, Canada, Australia, Mexico, các nước Đông Nam Á … Tôn Hòa Phát ghi nhận kết quả khả quan với đơn hàng trên 10.000 tấn xuất khẩu vào thị trường Thái Lan.
Tính riêng tháng 7/2020, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đã cho ra thị trường 75.200 tấn ống thép các loại, tăng 6,5% so với cùng kì năm ngoái.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng xuất khẩu ống thép trong 6 tháng đầu năm của các thành viên đã giảm 17,3% so với cùng kì 2019.