Giá thép xây dựng hôm nay 12/11/2018: Tiếp tục xu hướng giảm do lo ngại sản lượng thép ở Trung Quốc

(VOH) – 7h05 sáng nay 12/11, giá thanh cốt thép giao tháng 1/2019 trên sàn giao dịch Thượng Hải, tiếp đà đi xuống từ cuối tuần trước, giảm 89 nhân dân tệ xuống 3.878 nhân dân tệ/tấn.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước 9/11, giá thép thanh giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm 0,2% xuống 3.933 nhân dân tệ/tấn (tương đương 565,17 USD/tấn) và mất 2,9% trong tuần trước sau khi chạm mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi tại 3.878 nhân dân tệ/tấn (tương đương 557,27 USD/tấn) trong ngày thứ Năm (8/11).

Thép cuộn

Ảnh minh họa: internet  

Hợp đồng thép tương lai của Trung Quốc suy giảm vào thứ Sáu tuần trước và ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp giữa lúc xuất hiện các dấu hiệu cho thấy sản lượng ở quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới vẫn ở mức cao, qua đó đẩy giá quặng sắt lên đỉnh 1 tuần.

Trong một báo cáo mới đây, Helen Lau, Chuyên viên phân tích tại Argonaut Securities, cho biết: “Sản lượng thép của Trung Quốc có thể không cho thấy bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào khi mùa đông bắt đầu tư giữa tháng 11, thời điểm Chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát sản lượng của các nhà máy… khi các nỗ lực kiểm soát ô nhiễm đạt một vài bước tiến”.

Trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên, giá than luyện cốc tương lai giảm 0,3% xuống 1.343,5 nhân dân tệ/tấn (193,06 USD/tấn), còn hợp đồng than cốc giao tháng 1/2019 lùi 0,3% xuống 2.351 nhân dân tệ/tấn (337,84 USD/tấn).

Giá quặng sắt tương lai có lúc chạm đỉnh 1 tuần tại 530,5 nhân dân tệ/tấn (76,23 USD/tấn), nhưng cuối cùng khép phiên tại mức 525 nhân dân tệ/tấn (75,44 USD/tấn), tăng 1,9%. Hợp đồng quặng sắt giao tháng 1 tăng 2,5% trong tuần trước, tuần tăng thứ 4 trong 5 tuần qua.

Kim ngạch nhập khẩu quặng sắt Trung Quốc tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trươớc lên 88,4 triệu tấn trong tháng 10/2018, dữ liệu Chính phủ Trung Quốc cho thấy trong ngày thứ Năm (8/11).

Dữ liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc cho thấy sản lượng thép thô trung bình hàng ngày của các nhà máy thép thành viên đạt 1,97 triệu tấn trong giai đoạn 1 -20/10, gần khớp với mức 1,98 triệu tấn của tháng 9.

Tuy nhiên, việc không đưa ra giới hạn cho tất cả khu vực sẽ làm việc xác định tác động thực tế tới sản lượng trong mùa đông này trở nên khó khăn hơn, các chuyên viên phân tích ANZ cho hay.

Xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam tăng gần 50% sau 10 tháng

Theo thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, sau 10 tháng, xuất khẩu sắt thép các loại đạt khoảng 2,47 tỷ USD, tăng 49,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thống kê cho thấy, sắt, thép Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang các nước Đông Nam Á, Hoa Kỳ, EU. Trong đó, xuất khẩu sang Đông Nam Á tăng rất mạnh 33,2% về lượng và tăng 51,2% về kim ngạch so với cùng kì, chiếm 55,7% trong tổng lượng và chiếm 51,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt, thép của cả nước. Giá xuất khẩu sang thị trường này tăng 13,6%, đạt trung bình 683 USD/tấn.

Về sản xuất, sau 10 tháng, sản lượng sắt thép thô tăng 40,5% so với cùng kỳ, trong khi thép cán tăng 6,6% và thép góc tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Công Thương cũng cho biết, trong những tháng qua, ngành thép tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là ngành thép phải đối mặt với nhiều vụ điều tra bán phá giá từ các nước nhập khẩu khiến xuất khẩu thép gặp nhiều khó khăn.

Trong đó, các thị trường quen thuộc trong ASEAN như: Thái Lan, Malaysia cũng đã khởi xướng các vụ kiện điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đang là thực trạng đáng lo ngại đối với ngành thép Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, chưa kể 2 vụ việc trên, tính đến tháng 11, Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá 78 vụ; 12 vụ kiện chống trợ cấp và 17 vụ kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá.

Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam lý giải nguyên nhân là do sự trỗi dậy của các hiệp định thương mại, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, nhiều vụ kiện đến từ các thị trường chính của Việt Nam như ASEAN, Hoa Kỳ, EU...

Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Bộ Công thương cần sử dụng mạnh hơn công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất thép nội địa.

Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp ngành thép cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước. Đồng thời nỗ lực khép kín từ khâu đầu vào đến sản xuất để loại trừ dần nguồn gốc xuất xứ từ các nước nhằm giảm đến mức thấp nhất việc các nước cho rằng Việt Nam lẩn tránh thuế.

Giá thép hôm nay 12/11/2018 (Đơn vị tính: nghìn đồng/kg)

Thép

Sản phẩm

Miền Bắc

Miền Nam

GTTN

VPS

Thép MN

Vinakyoei

Thép tròn đốt

10.250

9.500

11.000

11.600

Thép cuộn ɸ6

10.350

9.750

10.550

11.920

(Giá bán tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu, chưa có VAT)

 
 
Giá vàng hôm nay 12/11/2018: Khởi động tuần giá thấp: Giá vàng khởi đầu tuần mới khá thấp - dư âm của đợt giảm giá cuối tuần trước.

 

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 12/11/2018: Bảng Anh, Euro cùng giảm, USD tăng: Tỷ giá Đồng bảng Anh và Euro so với USD cùng giảm. Trong khi đó, chỉ số USD tiếp tục đà tăng.

 

Giá xăng dầu hôm nay 12/11/2018: Phục hồi nhẹ ngay từ đầu tuần: Giá xăng dầu hôm nay 12/11/2018 hồi phục nhẹ trong bối cảnh thị trường chú ý tới báo cáo đánh giá thị trường dầu thô của Cơ quan Năng lượng Quốc tế và OPEC.