Giá thép xây dựng hôm nay 14/10: Giá thép thanh tăng nhẹ, đạt mức 5.481 nhân dân tệ/tấn

(VOH) - Giá thép ngày 14/10 tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt giảm, tình trạng bán tháo các mặt hàng sắt thép bởi tâm lý bất ổn về nợ nần của các công ty BĐS Trung Quốc.

Giá thép thế giới tăng nhẹ

Giá thép ngày 14/10, giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 7 nhân dân tệ lên mức 5.481 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng 14/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 14/10: Giá thép thanh tăng nhẹ, đạt mức 5.481 nhân dân tệ/tấn 2

Vào hôm thứ Tư (13/10), giá quặng sắt và giá thép cây kỳ hạn của nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới - Trung Quốc, đồng loạt giảm dẫn đến tình trạng bán tháo kim loại đen trên thị trường, theo Reuters.

Nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý bất an dai dẳng về tình trạng nợ nần của các công ty bất động sản, bên cạnh sự sụt giảm về triển vọng nhu cầu tổng thể.

Cụ thể, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 1/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE), đã kết thúc phiên ban ngày thấp hơn 5,9% ở mức 731 nhân dân tệ/tấn (tương đương 113,32 USD/tấn).

Trong cùng ngày, trên Sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE), hợp đồng thép thanh vằn xây dựng chuẩn SRBcv1 giảm 4,7% xuống 5.421 nhân dân tệ/tấn.

Hiện tại, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang phải đối mặt với các khoản tiền có thời hạn thanh toán trước cuối năm nay.

Trong khi đó, số phận cổ phiếu HKG: 3333 của China Evergrande Group ngày càng ảm đạm, dẫn đến những lo ngại về một cuộc khủng hoảng diện rộng trên bất động sản, lĩnh vực chiếm khoảng 1/4 nhu cầu thép của Trung Quốc.

Hiện tại, nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc đã sụt giảm trong bối cảnh các biện pháp kiểm soát sản xuất thép liên quan đến môi trường được quy định chặt chẽ. Trong 9 tháng năm nay, nhập khẩu quặng sắt của quốc gia này đã giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc khủng hoảng thiếu điện, nhiều doanh nghiệp sắt thép, xi măng Việt Nam hưởng lợi

Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng dẫn đến việc thu hẹp sản xuất một số ngành như thép, xi măng. Trong báo cáo cập nhật mới đây, VnDirect cho rằng, việc thiếu hụt nguồn cung thép, xi măng tạm thời từ Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam, tối thiểu đến hết quý 4/2021.

Sản xuất công nghiệp Trung Quốc phục hồi quá nhanh sau đại dịch đã gây áp lực lên hệ thống điện quốc gia. Theo Tân Hoa Xã, tiêu thụ điện của Trung Quốc đã tăng 13,5% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm 2021, tuy nhiên sản lượng điện lại chỉ tăng 10,1% so với cùng kỳ.

Chứng khoán VnDirect cho rằng, các nhà xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam đang được hưởng lợi khi quốc gia láng giềng thiếu hụt nguồn cung tạm thời.

Trong đó, HPG và BCC sẽ là hai doanh nghiệp được hưởng lợi lớn chính nhờ tỷ trọng xuất khẩu thép xây dựng và xi măng sang thị trường này. Còn các doanh nghiệp tôn mạ sẽ được hưởng lợi gián tiếp khi áp lực cạnh tranh từ tôn mạ Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu khác giảm.

Sản lượng thép – xi măng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 8-9 so với giai đoạn tháng 5-7 trước đó, cùng lúc thời điểm các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Trung Quốc bị yêu cầu cắt giảm công suất do thiếu điện.

Giá thép hôm nay ngày 14/10/2021 tại 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Giá thép xây dựng hôm nay 14/10: Giá thép thanh tăng nhẹ, đạt mức 5.481 nhân dân tệ/tấn 3