Giá thép xây dựng giảm
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 3 nhân dân tệ xuống 3.460 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30, ngày 14/5, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Chốt phiên thứ Tư (13/5), hợp đồng thép thanh xây dựng giao tháng 10 tăng 0,3% lên 3.464 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 3.337 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép không gỉ giảm 0,6% xuống 13.505 nhân dân tệ/tấn.
Giá quặng sắt kì hạn ở Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong hơn 9,5 tháng do nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép tăng cao khi các nhà máy thép gia tăng sản lượng trong bối cảnh lợi nhuận được cải thiện.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 2,4% lên 647 nhân dân tệ/tấn (tương đương 91,22 USD/tấn). Chốt phiên giá quặng tăng 2,1% lên mức cao nhất kể từ ngày 1/8.
Lợi nhuận biên của ngành công nghiệp kim loại được cải thiện trong 15 ngày qua, điều này thúc đẩy các nhà máy đẩy mạnh sản xuất và tăng sử dụng quặng sắt cao cấp, công ty phân tích dữ liệu có trụ sở tại Singapore, Tivlon Technologies cho biết.
Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng sắt 62% và 65% giao cho Trung Quốc tăng 5% trong tháng 5 và ở mức 88,8 USD/tấn và 105,5 USD/tấn vào thứ Ba (12/5).
Tuy nhiên, Tivlon Technologies cảnh báo với tỉ lệ sử dụng ngày càng tăng tại các lò cao và lò hồ quang điện, biên lợi nhuận có thể thu hẹp, dẫn đến lãi suất thấp hơn đối với quặng sắt cao cấp.
Giá than luyện cốc giao sau trên Sàn giao dịch Đại Liên tăng 1,4% lên 1.113 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc giảm 0,5% xuống 1.726 nhân dân tệ/tấn.
Ghi nhận hơn 4,28 triệu trường hợp nhiễm virus corona trên toàn cầu và 290.868 người đã tử vong, theo thống kê của Reuters.
BHP Group thông báo sẽ vẫn giữ nguyên dự báo xuất khẩu quặng sắt trong năm nay bất chấp tác động của đại dịch trong khi Rio Tinto đang để mắt đến kế hoạch mua lại và sáp nhập, Giám đốc điều hành cho biết.
Tập đoàn JFE Holdings thông báo các kế hoạch tăng cường dòng tiền vì chi phí nguyên liệu cao hơn và nhu cầu yếu hơn từ nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại ngay cả trước khi đại dịch khiến nó bị hứng chịu mức lỗ ròng cao kỉ lục.
Tiêu thụ thép quí 1 giảm
Trong quí I vừa qua, tiêu thụ thép ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đều sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng nhiều doanh nghiệp lớn ngành thép vẫn ghi nhận kết quả hoạt động khả quan, tăng trưởng rõ rệt về lợi nhuận.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) trong quí I/2020 các doanh nghiệp đã sản xuất được gần 5,73 triệu tấn thép các loại, giảm 6% so với cùng kì 2019. Sản lượng tiêu thụ đạt 5,03 triệu tấn, giảm 12,4%. Trong đó, xuất khẩu thép các loại chỉ đạt 1,02 triệu tấn, giảm hơn 21%.
Các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội để ngăn dịch COVID-19 lan rộng đã khiến cho hoạt động kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng bị đình trệ không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, dẫn tới nhu cầu thép sụt giảm.
Tác động của COVID-19 tới doanh nghiệp thép nhiều khả năng sẽ được thể hiện rõ ràng hơn trong kết quả kinh doanh quí II do thời gian giãn cách xã hội được áp dụng trong tháng 4 dài hơn trong tháng 3, các biện pháp cũng gắt gao hơn. Ví dụ, mọi công trình xây dựng tại Hà Nội bị tạm dừng trong đợt cao điểm phòng chống COVID-19 từ ngày 1/4 đến 15/4.
Sau khi các biện pháp hạn chế được gỡ bỏ, thị trường cũng cần thêm một khoảng thời gian mới có thể hồi phục hoàn toàn.